Thuộc tính văn bản
Thu gọnSố/Ký hiệu | Thông tư 36/2019/TT-BCT |
Ngày ban hành | 29/11/2019 |
Ngày có hiệu lực | 15/01/2020 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Trần Tuấn Anh |
Trích yếu | Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương |
Cơ quan ban hành | Bộ Công Thương |
Loại văn bản | Thông tư |
Căn cứ ban hành văn bản | Luật 05/2007/QH12 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá; Nghị định 154/2018/NĐ-CP Sửa đổi điều kiện đầu tư, kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành. |
Văn bản triển khai, hướng dẫn | |
Văn bản bị sửa đổi | |
Văn bản bị sửa đổi bởi | |
Văn bản bị bãi bỏ | Thông tư 48/2011/TT-BCT Quy định về quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2 của Bộ Công Thương |
Văn bản bị bãi bỏ bởi | |
Văn bản được hợp nhất | |
Văn bản được hợp nhất bởi |
Nội dung văn bản
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2019/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2019 |
THÔNG TƯ
Quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp;
Căn cứ Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ;
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương quy định tại Điều 70 Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hóa và khoản 14, điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.
Sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
3. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ điều kiện, nhu cầu tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 3. Phân loại sản phẩm, hàng hóa
1. Sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được quy định theo từng thời kỳ.
2. Sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
3. Sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Điều 4. Ghi nhãn hàng hóa
1. Việc ghi nhãn sản phẩm, hàng hóa tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Trường hợp nội dung ghi nhãn được quy định riêng tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều này, các sản phẩm, hàng hóa phải được thực hiện việc ghi nhãn đầy đủ theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Chương II
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 5. Các yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Đối với sản phẩm, hàng hóa nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
a) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường.
b) Công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Việc công bố hợp quy được thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này.
c) Chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối với sản phẩm, hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
a) Công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
b) Chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 6. Nội dung quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
Việc quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Mục 4 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 2 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.
2. Quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Việc quản lý chất lượng hàng hóa xuất khẩu áp dụng theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 3 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ và các quy định của nước nhập khẩu.
3. Quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Việc quản lý chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường áp dụng theo quy định tại Mục 5 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 4 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ, các quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và quy định của nước nhập khẩu.
4. Quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất.
a) Đối với sản phẩm, hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng của người sản xuất, việc quản lý chất lượng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 46/2015/TT-BCT ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
b) Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương được quy định theo từng thời kỳ và sản phẩm, hàng hóa được quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Điều 5 Mục 1 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định tại Thông tư này.
5. Quản lý chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng.
Việc quản lý chất lượng hàng hóa trong quá trình sử dụng thực hiện theo quy định tại Mục 6 Chương III Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Mục 5 Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Điều 7. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu của Bộ Công Thương là cơ quan được Bộ trưởng Bộ Công Thương phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bao gồm:
1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
2. Cục Hóa chất.
Điều 8. Tổ chức đánh giá sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa
1. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia hoạt động thử nghiệm, chứng nhận, kiểm định, giám định phục vụ công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm hàng hóa được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc phục vụ công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2 và sản phẩm, hàng hóa quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, bao gồm:
a) Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã thực hiện việc đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.
b) Tổ chức đánh giá sự phù hợp được Bộ Công Thương đánh giá và chỉ định khi đáp ứng các điều kiện tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.
2. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động và/hoặc được Bộ Công Thương chỉ định phải tuân thủ các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp và chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ Công Thương.
Danh sách Tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký lĩnh vực hoạt động và/hoặc được Bộ Công Thương chỉ định được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (www.moit.gov.vn).
Điều 9. Hồ sơ và hình thức chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.
2. Hình thức nộp hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và khoản 5 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.
Điều 10. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp
1. Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và khoản 6 Điều 4 Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ.
2. Quy trình đánh giá chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp được quy định chi tiết tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
Chương III
CÔNG BỐ HỢP QUY
Điều 11. Công bố hợp quy
1. Đối tượng của công bố hợp quy là sản phẩm, hàng hóa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Công Thương ban hành. Công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc được quy định tại Điều 48 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
2. Việc công bố hợp quy dựa trên một trong các biện pháp sau:
a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân (sau đây viết tắt là kết quả tự đánh giá).
b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.
c) Kết quả chứng nhận, kiểm định của tổ chức chứng nhận, kiểm định được Bộ Công Thương chỉ định.
Việc thử nghiệm phục vụ chứng nhận, kiểm định được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc được thừa nhận hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp sử dụng kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài, tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài phải được thừa nhận theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định.
4. Trường hợp các sản phẩm, hàng hóa chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc quản lý chất lượng được dựa trên cơ sở tiêu chuẩn công bố áp dụng và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm, hàng hóa đó được ban hành và có hiệu lực thi hành.
Điều 12. Trình tự công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy
1. Trình tự công bố hợp quy, hồ sơ công bố hợp quy và mẫu thông báo công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Khi công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Vụ Khoa học và Công nghệ
1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng đầu mối quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định chất lượng các sản phẩm, hàng hóa. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định.
3. Tổng hợp tình hình kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa và báo cáo Lãnh đạo Bộ Công Thương.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất khẩu.
5. Chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Điều 14. Tổng Cục Quản lý thị trường
Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là máy, thiết bị đặc thù công nghiệp nêu tại Mục II Phụ lục Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định chi tiết tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trong quá trình sử dụng.
Điều 16. Cục Hóa chất
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu là tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp nêu tại Phụ lục Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Mẫu thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu quy định chi tiết tại Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP.
Điều 17. Trách nhiệm của Sở Công Thương
1. Cấp thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy và quản lý hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa.
2. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý.
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định
1. Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và văn bản pháp luật liên quan. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với tổ chức thử nghiệm được chỉ định, trong thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phải tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng ít nhất một lần đối với lĩnh vực thử nghiệm và sản phẩm, hàng hóa đã được chỉ định.
2. Định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, báo cáo kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP cho Bộ Công Thương để tổng hợp.
3. Thông báo cho cơ quan chỉ định về mọi thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận đã được chỉ định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.
Điều 19. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Cơ quan kiểm tra sản phẩm, hàng hóa có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả kiểm tra định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu và gửi về Bộ Công Thương. Nội dung báo cáo thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020 và thay thế Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, các tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và các tổ chức đánh giá sự phù hợp sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đề xuất báo cáo Bộ hướng dẫn sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC I
QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Quy trình chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương như sau:
1. Trường hợp chỉ định lần đầu, thay đổi, bổ sung phạm vi, lĩnh vực chỉ định:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chỉ định, nếu hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ theo quy định, Bộ Công Thương thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục này.
b) Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương thành lập Đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp. Thành phần Đoàn đánh giá do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định. Nội dung đánh giá theo quy định tại Điểm c Khoản này.
Trường hợp thay đổi, bổ sung Quyết định chỉ định, nếu hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương tiến hành thẩm xét trên cơ sở hồ sơ đăng ký và không thành lập Đoàn đánh giá để đánh giá năng lực thực tế.
Trường hợp hồ sơ đăng ký đầy đủ nhưng có nội dung không phù hợp hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Bộ Công Thương sẽ thành lập Đoàn đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Tùy thuộc nội dung cần đánh giá thực tế, đoàn đánh giá sẽ bao gồm tối thiểu 05 thành viên, trong đó: 01 Trưởng đoàn đánh giá (đại diện Lãnh đạo cấp Vụ), 01 Phó đoàn đánh giá (đại diện Lãnh đạo cấp Phòng), 01 Thư ký (Chuyên viên) và 02 Chuyên gia (đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương hoặc chuyên gia độc lập bên ngoài). Trường hợp vắng mặt Trưởng đoàn đánh giá, Phó trưởng đoàn đánh giá được thay thế điều hành các nội dung đánh giá thực tế. Chuyên gia độc lập bên ngoài phải được đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng tương ứng với từng loại hình tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định.
Việc đánh giá năng lực thực tế tại tổ chức đánh giá sự phù hợp phải được thông báo bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp đã nộp hồ sơ đăng ký biết. Kết thúc việc đánh giá, đoàn đánh giá tiến hành lập Biên bản đánh giá theo Mẫu quy định tại Phụ lục IIl ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp tổ chức đánh giá sự phù hợp phải khắc phục các nội dung nêu trong Biên bản đánh giá, trong thời hạn 30 ngày, tổ chức đánh giá sự phù hợp phải gửi báo cáo kết quả hành động khắc phục về Bộ Công Thương. Trường hợp các nội dung cần khắc phục phải kéo dài thêm thời hạn, tổ chức đánh giá sự phù hợp báo cáo với Bộ Công Thương bằng văn bản và nêu rõ thời hạn chính thức hoàn thành việc khắc phục.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục theo Biên bản đánh giá, nếu tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng yêu cầu theo quy định, Bộ Công Thương ban hành Quyết định chỉ định cho tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Mẫu số 08 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ. Tùy thuộc vào năng lực thực tế của tổ chức đánh giá sự phù hợp, Bộ Công Thương quyết định thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định nhưng không quá 05 năm kể từ ngày ký ban hành.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Bộ Công Thương phải thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức đánh giá sự phù hợp. Mẫu thông báo về việc không phù hợp của hồ sơ đăng lý chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 của Phụ lục này.
c) Nội dung đánh giá thực tế:
- Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực đăng ký chỉ định;
- Tính xác thực của hồ sơ đăng ký;
- Hoạt động khác có liên quan tới lĩnh vực đăng ký.
Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức đánh giá sự phù hợp đăng ký chỉ định đảm bảo.
2. Trường hợp cấp lại Quyết định chỉ định:
Trong thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định, tổ chức đánh giá sự phù hợp có nhu cầu đăng ký cấp lại Quyết định chỉ định, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại theo quy định tại Điều 18b Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và gửi về Bộ Công Thương.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Quyết định chỉ định. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu, cơ quan chỉ định có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Mẫu thông báo về việc không phù hợp của hồ sơ đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 của Phụ lục này.
Mẫu số 01
Mẫu Thông báo về việc không phù hợp của hồ sơ đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BCT-KHCN |
Hà Nội, ngày …. tháng …… năm 20…. |
Kính gửi: ………………….(Tổ chức ĐGSPH đăng ký chỉ định).
Ngày ... tháng ... năm 20..., Bộ Công Thương nhận được Đơn đăng ký chỉ định hoạt động chứng nhận/giám định/thử nghiệm/kiểm định đối với các sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương của …………………. (đơn vị đăng ký chỉ định), địa chỉ: ………………………. Sau khi rà soát hồ sơ kèm theo đơn đăng ký, Bộ Công Thương có ý kiến sau:
Hồ sơ của ………………….(Đơn vị đăng ký chỉ định) chưa đáp ứng quy định tại Thông tư số ..../2019/TT-BCT ngày ....tháng ....năm... của Bộ Công Thương quy định quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, bao gồm các nội dung sau:
- ……………… (Mục ...);
- ……………… (Mục ...);
- ……………… (Mục ...);
- ……………… (Mục ...).
- Chi tiết trong Phiếu thẩm tra Hồ sơ đăng ký chỉ định (gửi kèm theo Công văn này).
Bộ Công Thương thông báo ……… ( đơn vị đăng ký chỉ định) biết, thực hiện theo đúng quy định./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
Mẫu số 02
Mẫu Phiếu thẩm tra Hồ sơ đăng ký chỉ định
1. Tên đơn vị đăng ký: …………
2. Thời gian nhận hồ sơ: .... tháng .... năm 20.... (Số Công văn đến ...)
3. Số lượng tài liệu: 01 bộ
4. Căn cứ đánh giá hồ sơ:
-Thông tư số .../.../TT-BCT1;
- …2.
5. Hình thức cấp
Cấp mới: □ |
Cấp bổ sung, sửa đổi: □ |
Cấp lại: □ |
6. Nội dung đánh giá
TT |
Tên tài liệu |
Mã số tài liệu/ Số công văn |
Số lượng |
Đánh giá tính phù hợp của hồ sơ |
1 |
Giấy đăng ký chỉ định |
|||
|
|
|
|
|
2 |
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực |
|||
|
|
|
|
|
3 |
Danh sách các nhân sự |
|||
|
|
|
|
|
4 |
Danh mục tài liệu phục vụ đánh giá sự phù hợp |
|||
|
|
|
|
|
5 |
Danh sách máy móc thiết bị |
|||
|
|
|
|
|
6 |
Chứng chỉ công nhận năng lực |
|||
|
|
|
|
|
Sự phù hợp của hồ sơ: |
Phù hợp □ |
Chưa phù hợp □ |
- Nội dung hồ sơ: Hồ sơ xin chỉ định hoạt động chứng nhận/ giám định/ thử nghiệm đối với các sản phẩm
- Kết luận: Hồ sơ phù hợp/chưa phù hợp theo quy định tại Thông tư số 36/2019/TT-BCT.
Các nội dung chưa phù hợp bao gồm: Mục ……….
________________
1 Thông tư này
2 Văn bản quy phạm pháp luật liên quan; QCVN; TCVN đối với sản phẩm, hàng hóa cụ thể
PHỤ LỤC II
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
(Tên cơ quan chủ quản) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-… |
, ngày tháng năm 20… |
BÁO CÁO TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Số liệu năm 20..... tính từ ngày ……..đến ngày………..)
Kính gửi: Bộ Công Thương (qua Vụ Khoa học và Công nghệ)
A. Đối với cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu
1. Tổng số lô hàng đã đăng ký kiểm tra: …………………………………lô, trong đó:
- Số lô đã qua kiểm tra đạt yêu cầu:………………………..lô (chi tiết xem bảng 1)
- Số lô không đạt yêu cầu:………………………..lô (chi tiết xem bảng 2)
- Số lô trốn tránh kiểm tra:………………………..lô (chi tiết xem bảng 3)
2. Tình hình khiếu nại: (lô hàng, doanh nghiệp, tình hình khiếu nại và giải quyết...)
3. Kiến nghị:
BẢNG 1. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng đạt yêu cầu
TT |
Tên, nhóm hàng hóa |
Tổng số (lô) |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
Nguồn gốc, xuất xứ |
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
BẢNG 2. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng không đạt yêu cầu
TT |
Số hồ sơ |
Tên Người NK |
Địa chỉ ĐT/Fax |
Tên & nhóm hàng hóa NK |
Số lượng |
Xuất xứ |
Lý do không đạt |
Các biện pháp đã được xử lý |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
BẢNG 3. Các doanh nghiệp trốn tránh kiểm tra chất lượng hàng hóa
TT |
Giấy đăng ký kiểm tra số |
Tên Người NK |
Địa chỉ ĐT/Fax |
Tên & nhóm hàng hóa NK |
Số lượng |
Tờ khai HHNK số |
Thời gian nhập khẩu |
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
B. Đối với cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (ngoài đối tượng nêu tại Mục A)
1. Tình hình hoạt động của đơn vị được kiểm tra
2. Việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Kiểm soát quá trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Tiêu chuẩn công bố áp dụng;
- Ghi nhãn...
3. Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện.
4. Đề xuất, kiến nghị.
Nơi nhận: |
Cơ quan báo cáo |
PHỤ LỤC III
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
………., ngày ……. tháng……năm 20… |
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Phần I. Thông tin chung
1. Tên nhiệm vụ: Đánh giá năng lực của Tổ chức tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
2. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số .../2019/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương3;
- Thông tư số 29/2016/TT-BCT ngày 13 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và Thông tư số 33/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung mã số HS trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 29/2016/TT-BCT ngày 13 tháng 12 năm 20164;
- Thông tư số .../2019/TT-BCT ngày ... tháng ... năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ....5
- Quyết định số ... /QĐ-BCT ngày .... tháng ... năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Hội đồng đánh giá năng lực của …6.
3. Tổ chức tham gia hoạt động đánh giá sự phù hợp:
- Tên tổ chức:………………………….7
- Địa chỉ:………………………..8
- Điện thoại:…………..Fax: ……………… Email:…………..
4. Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: ngày .... tháng …….năm…….
- Địa điểm:……………..9
5. Lĩnh vực đăng ký: Thử nghiệm □ |
Giám định □ |
Chứng nhận □ |
6. Hình thức đánh giá:
Đánh giá lần đầu □ |
Đánh giá lại □ |
Đánh giá mở rộng □ |
7. Thành phần Đoàn đánh giá:
TT |
Họ và tên |
Chức danh |
Chuyên môn |
1 |
|
Trưởng đoàn |
|
2 |
|
Phó trưởng đoàn |
|
3 |
|
Thành viên |
|
4 |
|
Thành viên |
|
5 |
|
Thư ký |
|
* Vắng: ...
8. Thành phần Tổ chức đánh giá sự phù hợp
TT |
Họ và tên |
Chức danh |
1 |
|
|
2 |
|
|
3 |
|
|
4 |
|
|
5 |
|
|
Phần II: Nội dung làm việc
1. Nội dung làm việc của Đoàn đánh giá
- Ông ..., thư ký đoàn đánh giá, Bộ Công Thương đọc Quyết định thành lập Đoàn đánh giá năng lực thực tế của ...
- Ông ..., Trưởng đoàn đánh giá năng lực thực tế điều hành, thông qua chương trình và phương pháp làm việc.
- Ông ... thay mặt Tổ chức đánh giá sự phù hợp giới thiệu về thành phần tham gia và năng lực của tổ chức.
Các sản phẩm hàng hóa thực hiện sau:
TT |
Tên sản phẩm |
Quy chuẩn kỹ thuật |
Đăng ký thực hiện |
1 |
|
|
□ |
2. Đoàn đã đánh giá các nội dung sau:
2.1 Hồ sơ đăng ký
- Các thành viên Đoàn đánh giá Hồ sơ đăng ký được tổng hợp tại Danh mục kèm theo Biên bản này.
- Kết luận: Đạt □ |
Không đạt □ |
Bổ sung □ |
Các vấn đề cần bổ sung hoặc lý do không đạt:
………………………………………………………………….
2.2. Sự tuân thủ quy định pháp luật của tổ chức trong lĩnh vực đăng ký chỉ định
Ông……………………………..thay mặt Tổ chức đánh giá sự phù hợp báo cáo về tình hình tuân thủ hoạt động đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm hàng hóa đăng ký tại thời điểm đánh giá năng lực theo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Đoàn đánh giá năng lực tiến hành xem xét hồ sơ đã thực hiện liên quan đến sản phẩm hàng hóa đã đăng ký (số lượng hồ sơ, quy trình thực hiện, kết quả thực hiện, ...)
- Kết luận: Đạt □ |
Không đạt □ |
Bổ sung □ |
Các vấn đề cần bổ sung hoặc lý do không đạt:
…………………………………………
…………………………………………
2.3 Quy trình thực hiện
- Các quy trình đánh giá được tổng hợp tại Danh mục kèm theo Biên bản này;
+ Quy trình chứng nhận:……………….;
+ Quy trình giám định:………………….;
+ Quy trình thử nghiệm:………………………..;
- Kết luận: Đạt □ |
Không đạt □ |
Bổ sung □ |
Các vấn đề cần bổ sung hoặc lý do không đạt:
…………………………………………………………..
…………………………………………………………..
2.3. Nhân lực
2.3.1 Kiểm tra hồ sơ
- Số nhân lực: ...
- Tiến hành kiểm tra hồ sơ các nhân lực tham gia việc đánh giá sự phù hợp bao gồm các tiêu chí: Chuyên môn, Nhiệm vụ được giao, Thời gian làm việc.
* Kết luận phần hồ sơ: Đạt □ |
Không đạt □ |
Bổ sung □ |
2.3.2 Kiểm tra thực tế
Kiểm tra ngẫu nhiên năng lực nhân viên trong hồ sơ để kiểm tra, đánh giá thực tế năng lực của nhân lực tham gia thực hiện đánh giá sự phù hợp:
TT |
Tên nhân viên |
Nhiệm vụ được giao |
Nội dung đánh giá |
Đánh giá |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Kết luận về kiểm tra thực tế: Đạt □ Không đạt □
2.3.3 Kết luận chung về nhân lực
- Kết luận phần nhân lực: Đạt □ |
Không đạt □ |
Bổ sung □ |
Các vấn đề cần bổ sung hoặc lý do không đạt:
Tổng hợp chung về nhân lực tại Danh mục kèm theo Biên bản này.
2.4. Thiết bị
- Số lượng các thiết bị: ...
- Tình trạng hoạt động, kiểm định: ...
Tổng hợp chung về thiết bị tại Danh mục kèm theo Biên bản này.
Danh mục tài liệu, quy trình, thiết bị và nhân lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp được liệt kê trong Danh mục kèm theo (xem Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 36/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019).
Phần III: Kết luận chung
………………………..
Biên bản này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị pháp lý như nhau.
Đại diện đơn vị được đánh giá
|
Trưởng đoàn đánh giá
|
Các thành viên trong đoàn đánh giá |
________________
3 Thông tư này
4 Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đăng ký là các sản phẩm hàng hóa nhóm 2;
5 Trường hợp sản phẩm, hàng hóa được thực hiện theo các văn bản quy phạm khác
6 Quyết định thành Lập đoàn đánh giá năng lực
7 Tên tổ chức đăng ký chỉ định
8 Địa chỉ theo đăng ký kinh doanh
9 Địa chỉ thực tế đánh giá
Mẫu số 03
DANH MỤC TÀI LIỆU, QUY TRÌNH, THIẾT BỊ VÀ NHÂN LỰC CỦA TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
1. Hồ sơ đăng ký
TT |
Tên tài liệu |
Số lượng |
Mã số tài liệu |
1 |
Giấy đăng ký chỉ định |
|
|
2 |
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực |
|
|
3 |
Chứng chỉ công nhận năng lực |
|
|
4 |
Danh sách nhân sự |
|
|
5 |
Biểu mẫu kết quả |
|
|
6 |
Sổ tay hồ sơ chất lượng |
|
|
2. Quy trình thực hiện (Chứng nhận/ Giám định/Thử nghiệm)
TT |
Tên sản phẩm hàng hóa |
Số lượng |
Tên các quy trình thực hiện tương ứng |
1 |
Lĩnh vực Chứng nhận |
|
|
2 |
Lĩnh vực Giám định |
|
|
3 |
Lĩnh vực Thử nghiệm |
|
|
|
|
|
|
3. Hồ sơ nhân lực
a) Hoạt động chứng nhận/ Giám định
TT |
Danh sách nhân lực |
Chuyên môn |
Nhiệm vụ được giao |
Kinh nghiệm đánh giá |
1 |
|
|
|
|
b) Hoạt động thử nghiệm
TT |
Danh sách nhân lực |
Chuyên môn |
Hệ thống quản lý được đào tạo |
Kinh nghiệm công tác |
Loại HĐ đã ký |
1 |
|
|
|
|
|
4. Danh sách thiết bị
STT |
Tên phương tiện |
Thông số kỹ thuật |
Tình trạng hiệu chuẩn/kiểm định |
Thời hạn hiệu chuẩn |
Mã số chế tạo thiết bị |
Tình trạng thiết bị |
1 |
|
|
|
|
|
|