Thuộc tính văn bản
Thu gọnSố/Ký hiệu | Công văn 3009/BVTV-ATTPMT 2018 |
Ngày ban hành | 06/11/2018 |
Ngày có hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Nguyễn Quý Dương |
Trích yếu | Phối hợp triển khai Nghị định 15/2018/NĐ-CP về kiểm tra ATTP nhập khẩu |
Cơ quan ban hành | Cục Bảo vệ thực vật |
Loại văn bản | Công văn |
Căn cứ ban hành văn bản | Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm |
Văn bản triển khai, hướng dẫn | |
Văn bản bị sửa đổi | |
Văn bản bị sửa đổi bởi | |
Văn bản bị bãi bỏ | |
Văn bản bị bãi bỏ bởi | |
Văn bản được hợp nhất | |
Văn bản được hợp nhất bởi |
Nội dung văn bản
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3009/BVTV-ATTPMT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2018 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 8368/BNN-QLCL ngày 25/10/2018 về việc phối hợp Tổng cục Hải quan triển khai Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp, cung cấp thông tin cho Tổng cục Hải quan đối với sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc thực vật như sau:
1. Danh mục bảng mã số HS đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu phải kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và hiện nay đang trình Bộ ban hành (Thông tư thay thế Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017);
2. Danh sách các tổ chức/cá nhân nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật được áp dụng phương thức kiểm tra giảm:
- Theo Điều 14, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP: Đối với thực phẩm có nguồn gốc thực vật trước khi nhập khẩu vào Việt Nam chỉ phải đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ vào Danh sách xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam.
- Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 18, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP các tổ chức/cá nhân khi làm thủ tục hải quan trong hồ sơ có kèm theo 03 thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp thì các tổ chức/cá nhân nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật này đã đáp ứng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Cơ quan Hải quan đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý phân luồng kiểm tra giảm.
3. Trong quá trình kiểm tra, giám sát thực phẩm có nguồn gốc thực vật sau nhập khẩu (hậu kiểm) mà phát hiện thực phẩm hoặc tổ chức/cá nhân trong diện áp dụng phương thức kiểm tra giảm có vi phạm về an toàn thực phẩm hoặc có cảnh báo của các cơ quan có thẩm quyền thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ có văn bản thông báo đến Tổng cục Hải quan chuyển về phương thức kiểm tra thông thường hoặc kiểm tra chặt.
Vậy, Cục Bảo vệ thực vật xin gửi Tổng cục Hải quan được biết để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì cần phối hợp, Cục Bảo vệ thực vật sẵn sàng phối hợp với Tổng cục Hải quan để thực hiện tốt các quy định trong Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ./.
Nơi nhận: |
KT. CỤC TRƯỞNG |