Thuộc tính văn bản
Thu gọnSố/Ký hiệu | Văn bản 08/VBHN-BNNPTNT 2018 |
Ngày ban hành | 13/06/2018 |
Ngày có hiệu lực | 13/06/2018 |
Ngày hết hiệu lực | |
Người ký | Hà Công Tuấn |
Trích yếu | Hợp nhất Thông tư về giấy chứng nhận lưu hành tự do hàng hóa XNK Bộ NNPTNT quản lý |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Căn cứ ban hành văn bản | Quyết định 10/2010/QĐ-TTg quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa XNK |
Văn bản triển khai, hướng dẫn | |
Văn bản bị sửa đổi | |
Văn bản bị sửa đổi bởi | |
Văn bản bị bãi bỏ | |
Văn bản bị bãi bỏ bởi | |
Văn bản được hợp nhất | Thông tư 63/2010/TT-BNNPTNT Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do sản phẩm nông nghiệp; Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT Sửa đổi văn bản quản lý về giống vật nuôi, chính sách XNK của Bộ NNPTNT; Thông tư 11/2017/TT-BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại văn bản pháp luật của Bộ NNPTNT. |
Văn bản được hợp nhất bởi |
Nội dung văn bản
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/VBHN-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2018 |
THÔNG TƯ
Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2010, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21/5/2011;
2. Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 18/7/2017.
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:[1]
Thông tư này hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) đối với sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước để xuất khẩu và quản lý CFS đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, thương nhân, nhà sản xuất sản phẩm, hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Điều 3. Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu
1. Thẩm quyền quản lý CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu, cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo rõ các địa chỉ nơi đăng ký hồ sơ thương nhân; nơi cấp CFS sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nơi kiểm tra CFS sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.
CẤP CFS ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
Điều 4. Điều kiện để sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS
Sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước để xuất khẩu được cấp CFS khi thỏa mãn các điều kiện sau:
1. Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
2. Được xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
3. Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định).
1. Trình tự đăng ký:
a) Đăng ký hồ sơ thương nhân với cơ quan thẩm quyền cấp CFS theo quy định tại Điều 9 của Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp CFS cho cơ quan thẩm quyền cấp CFS.
2. Hồ sơ đề nghị cấp CFS gồm:
a) Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu quy định tại Phụ lục II.a của Thông tư này);
b) Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
c) Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
3. Gửi hồ sơ:
Người đề nghị cấp CFS gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền cấp CFS bằng các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện.
Điều 6. Thẩm tra hồ sơ và cấp CFS
1. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ:
a) Đối với hồ sơ được gửi qua đường bưu điện: Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
b) Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa đầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
2. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này:
a) Công chức tiếp nhận hồ sơ viết giấy biên nhận hồ sơ (đối với hồ sơ được gửi trực tiếp);
b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký cấp CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS sẽ cấp Giấy chứng nhận CFS (theo mẫu quy định tại Phụ lục III Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu). Giấy chứng nhận CFS có hiệu lực tối đa 2 năm kể từ ngày cấp.
3. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa không đáp ứng điều kiện để cấp CFS như quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ quan thẩm quyền cấp CFS ra thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS nêu rõ lý do về việc không cấp CFS cho các sản phẩm đã đề nghị cấp CFS.
4. Trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các CFS đã cấp trước đó, cơ quan thẩm quyền cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất hoặc chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đủ năng lực thực hiện. Chi phí kiểm tra do người đề nghị cấp CFS chi trả.
1. Điều kiện cấp lại CFS:
CFS được cấp lại trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc;
b) Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng;
c) Khi phát hiện có sai sót trên CFS do lỗi của người đề nghị cấp CFS hoặc lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp CFS.
Các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản này, khi cấp lại phải thu hồi CFS đã cấp.
2. Thủ tục cấp lại:
a) Người đề nghị cấp lại CFS nộp đơn (theo mẫu tại Phụ lục II.b Thông tư này) gửi cơ quan thẩm quyền cấp CFS đề nghị cấp lại CFS;
b) Cơ quan thẩm quyền cấp CFS thông báo cho thương nhân về việc cấp lại giấy chứng nhận CFS khi phát hiện có sai sót trên CFS do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp CFS.
3. Thẩm tra hồ sơ và cấp lại CFS:
a) Trong vòng 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS xem xét, đối chiếu với hồ sơ gốc được lưu tại cơ quan cấp CFS:
- Cấp bản sao Giấy chứng nhận CFS đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này. Bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” (bản sao chứng thực), ngày cấp và thời hạn hiệu lực theo bản CFS gốc.
- Cấp lại CFS mới đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
b) Trường hợp không cấp lại, cơ quan thẩm quyền cấp CFS thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS.
1. Cơ quan thẩm quyền cấp CFS sẽ thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Những trường hợp đã quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
b) CFS được cấp cho sản phẩm, hàng hóa mà sản phẩm, hàng hóa đó không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã công bố.
2. Việc thu hồi CFS đã cấp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
QUẢN LÝ CFS ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
Điều 9. Yêu cầu về CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu
1. CFS do cơ quan thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp phải có đầy đủ những thông tin tối thiểu như quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy định giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
2. Trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này, CFS do nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia
Điều 10. Sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS
1. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu yêu cầu phải có CFS để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu hoặc các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành được quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.
2. Việc sử dụng CFS có thể được áp dụng cho một hoặc nhiều lô hàng của cùng một loại sản phẩm nhập khẩu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
1. CFS là một thành phần hồ sơ trong hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu hoặc cấp giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu; là cơ sở để cơ quan thẩm quyền quy định các thủ tục, quy định quản lý liên quan.
2. Các cơ quan thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này kiểm tra CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này.
3. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của CFS đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa không phù hợp CFS, cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan có văn bản yêu cầu cơ quan cấp CFS cung cấp thông tin cần thiết để làm rõ.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền từ chối CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu nếu CFS đó được cơ quan cấp CFS của nước xuất khẩu xác nhận là không xác thực.
Điều 12. Trách nhiệm của nhà sản xuất, thương nhân xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa
1. Thực hiện yêu cầu của cơ quan thẩm quyền cấp, kiểm tra, quản lý CFS về việc chứng minh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng các quy định về CFS.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành về tính chính xác, trung thực đối với khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp CFS.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật hiện hành về tính chính xác, trung thực của CFS cho sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.
4. Chịu sự thanh tra, kiểm tra về khai báo, sử dụng CFS theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Chủ trì thực hiện, tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục về cấp CFS đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, quản lý CFS đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu theo thẩm quyền quản lý quy định tại Điều 3 Thông tư này.
2. Tiếp nhận, thẩm tra hồ sơ và cấp CFS khi sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu đáp ứng quy định về CFS tại Điều 6 Thông tư này.
3. Kiểm tra, quản lý CFS của sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc theo phân công về nghiệp vụ cấp, kiểm tra, quản lý CFS.
5. Hàng năm, hoặc đột xuất (khi có yêu cầu), gửi báo cáo tình hình cấp, kiểm tra CFS đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền quản lý về Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản để tổng hợp báo cáo Bộ.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[2]
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CFS SẢN PHẨM, HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Nhóm sản phẩm, hàng hóa |
Cơ quan quản lý |
I |
Giống |
|
1 |
Giống cây trồng nông nghiệp (Trừ nhập khẩu) |
Cục Trồng trọt |
2 |
Giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[3] |
3 |
Giống thủy sản |
Tổng Cục Thủy sản |
4 |
Giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc từ hạt, nuôi cấy mô và dâm hom |
Tổng Cục Lâm nghiệp |
II |
Vật tư nông nghiệp |
|
1 |
Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón dùng trong trồng trọt |
Cục Bảo vệ thực vật[4] |
2 |
Túi bầu PE; các loại phân bón hữu cơ và phân vi sinh dùng trong lâm nghiệp |
Tổng cục Lâm nghiệp |
3 |
Thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[5] |
4 |
Môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[6] |
5 |
Thuốc bảo vệ thực vật |
Cục Bảo vệ thực vật |
6 |
Thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản) |
Cục Thú y |
7 |
Vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính[7] |
8 |
Phụ gia, hóa chất được sử dụng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối |
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản[8] |
9 |
Chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản |
Tổng Cục thủy sản |
10 |
Thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản |
Tổng Cục thủy sản |
III |
Sản phẩm |
|
1 |
Sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn |
Cục Thú y |
2 |
Sản phẩm có nguồn gốc động vật thủy sản |
Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản |
3 |
Muối ăn |
Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn[9] |
4 |
Sản phẩm có nguồn gốc thực vật |
Cục Bảo vệ thực vật |
5 |
Lâm sản: Gỗ và lâm sản ngoài gỗ có nguồn gốc hợp pháp |
Tổng Cục Lâm nghiệp |
6 |
Động vật rừng, thực vật rừng |
Tổng Cục Lâm nghiệp |
IV |
Dụng cụ, thiết bị dùng trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản |
|
1 |
Dụng cụ, thiết bị đánh bắt thủy sản |
Tổng Cục thủy sản |
2 |
Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên Tổ chức |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
............ngày......... tháng.......... năm....... |
Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]
Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:
TT |
Tên sản phẩm |
Số hiệu tiêu chuẩn/ quy chuẩn |
Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có) |
Nước nhập khẩu |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
Các giấy tờ kèm theo (đề nghị đánh dấu √ nếu có):
TT |
Tên loại giấy tờ |
Có (√) |
1 |
Hồ sơ thương nhân |
|
2 |
Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. |
|
3 |
Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/nhà nhập khẩu (nếu có) |
|
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.
(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được
ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên Tổ chức |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
............ngày......... tháng.......... năm....... |
Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]
Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:
TT |
Tên sản phẩm |
Số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn |
Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có) |
Nước nhập khẩu |
Số và ngày cấp của CFS gốc |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
[Tên tổ chức/tôi - đối với cá nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại CFS cho các sản phẩm, hàng hóa trên.
Lý do: (Đánh dấu √ vào các ô tương ứng)
□ Mất □ Thất lạc □ Hư hỏng □ Có sai sót
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai.
(Người đại diện theo pháp luật hoặc người được
ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu)
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO ĐỐI VỚI SẢN PHẨM, HÀNG HÓA THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NN&PTNT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN/ MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT CƠ QUAN THẨM QUYỀN/AUTHORITY
Địa chỉ/Add.: Điện thoại/Tel: Fax: Email: |
GIẤY CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO
CERTIFICATE OF FREE SALE
Số/Ref.No:
Kính gửi các bên liên quan,
To Whom It May Concern,
Chứng nhận sản phẩm được liệt kê trong danh mục dưới đây:/ This is to certify that the product listed below is:
- được sản xuất bởi/manufactured by:
- tại địa chỉ/at address:
- điện thoại/tel: fax:
Danh mục sản phẩm bao gồm/List of the products includes:
TT/No |
Tên sản phẩm/Name of product |
|
|
|
|
Các sản phẩm trên được sản xuất và lưu hành tự do tại Việt Nam/The referred products are manufactured and freely sold in Vietnam market.
Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày…/This certification is valid until…
Hà Nội, ngày tháng năm ThỦ TRƯỞNG/DIRECTOR |
DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHẬP KHẨU YÊU CẦU CÓ CFS THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Tên sản phẩm, hàng hóa |
I |
Vật tư nông nghiệp: |
1 |
- Thuốc bảo vệ thực vật mẫu; - Thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục hoặc chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam để sử dụng trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hợp đồng kinh tế đối với các đối tác nước ngoài; xử lý đồ gỗ, hàng mây tre đan xuất khẩu; sử dụng trong các cơ sở vui chơi, giải trí; - Thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục hoặc chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhập khẩu để tái xuất, để gia công xuất khẩu trong các hợp đồng kinh tế với nước ngoài. |
2 |
Thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản) |
3 |
Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón |
4 |
Thức ăn chăn nuôi và chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi |
5 |
Thức ăn thủy sản và chất bổ sung vào thức ăn thủy sản |
6 |
Phụ gia, hóa chất được sử dụng trong chế biến, bảo quản nguyên liệu, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối |
7 |
Chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản |
II |
Sản phẩm nông nghiệp: |
1 |
Sản phẩm nông sản, thủy sản phi thực phẩm |
2 |
Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã |
3 |
Sản phẩm lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ) |
4 |
Sản phẩm nông lâm thủy sản thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen, hoặc được chiếu xạ, hoặc được sản xuất theo công nghệ mới |
5 |
Muối ăn |
III |
Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong đánh bắt thủy sản |
1 |
Vật liệu dùng làm ngư cụ |
2 |
Lưới |
3 |
Ngư cụ khác |
[1] Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 (viết tắt là Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 như sau:”
Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (viết tắt là Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
[2] Điều 11 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21/5/2011 quy định như sau:
“Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”
Các Điều 18, 19 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 18/7/2017 quy định như sau:
“Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 7 năm 2017.
2. Những quy định về nhiệm vụ của Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai được quy định tại Điều 2, Điều 5, Điều 6, Điều 9 của Thông tư này có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với hiệu lực của Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”
[3] Cụm từ “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính” được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21/5/2011.
[4] Cụm từ “Cục Trồng trọt” được thay thế bởi cụm từ “Cục Bảo vệ thực vật” được quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 18/7/2017.
[5] Cụm từ “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính” được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21/5/2011.
[6] Cụm từ “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính” được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21/5/2011.
[7] Cụm từ “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính” được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21/5/2011.
[8] Cụm từ “Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối” được thay thế bởi cụm từ “Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản” được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 18/7/2017.
[9] Cụm từ “Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối” được thay thế bởi cụm từ “Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn” được quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29/5/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực từ ngày 18/7/2017.