Thuộc tính văn bản

Thu gọn
Số/Ký hiệu Công ước
Ngày ban hành 29/04/1997
Ngày có hiệu lực 30/10/1998
Ngày hết hiệu lực
Người ký
Trích yếu Công ước quốc tế về cấm vũ khí hóa học
Cơ quan ban hành Quốc tế
Loại văn bản Công ước
Căn cứ ban hành văn bản
Văn bản triển khai, hướng dẫn
Văn bản bị sửa đổi
Văn bản bị sửa đổi bởi
Văn bản bị bãi bỏ
Văn bản bị bãi bỏ bởi
Văn bản được hợp nhất
Văn bản được hợp nhất bởi

Nội dung văn bản

Công ước quốc tế về cấm vũ khí hóa học

(Nội dung chính của Công ước)

 

Mục tiêu của công ước

 - Tiêu huỷ toàn bộ các loại vũ khí hoá học và các phương tiện, cơ sở sản xuất vũ khí hoá học hiện có trong khoảng thời gian từ 10 hoặc 15 năm.

- Cấm toàn bộ các chương trình phát triển vũ khí hoá học hiện tại.

- Ngăn chặn sự xuất hiện những chương trình phát triển vũ khí hoá học mới.

- Trợ giúp cho các nước thành viên khi họ bị đe doạ hoặc bị tấn công bằng vũ khí hoá học.

- Công ước cấm vũ khí hoá học mở ra khả năng xúc tiến tự do hoá thương mại trong lĩnh vực hoá chất cũng như hợp tác, trao đổi quốc tế về những thông tin khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực hoá học và công nghệ hoá học nhăm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và kỹ thuật đối với tất cả các nước thành viên.

- Để thực hiện được mục tiêu trên, Công ước cấm vũ khí hoá học đưa ra những điều khoản về thanh tra/thanh sát và kiểm soát rất chặt chẽ việc tiêu huỷ các loại vũ khí hoá học, các phương tiện và cơ sở sản xuất vũ khí hóa học và việc xuất nhập khẩu các loại hoá chất độc qui định trong công ước.

Quá trình phê chuẩn Công ước của Chính phủ Việt Nam.

Ngày 13 tháng 1 năm 1993, chính phủ việt Nam ký Công ước cấm Vũ khí hoá học (từ đây gọi là Công ước). Ngày 24 tháng 8 năm 1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phê chuẩn công ước này (tính đến tháng 10/1998 đã có 121 Quốc gia phê chuẩn Công ước này). Tổ chức thực hiện Công ước (OPCW) đã có thư cho Bộ ngoại giao ta thông báo Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với nước ta từ ngày 30/10/1998.

ngày 19/10/98, Chính phủ đã có công văn số 112/CP-QHQT-m giao cho Bộ Công nghiệp làm Cơ quan Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác để thực hiện Công ước và Bộ Ngoại giao cũng đã thông báo cho Tổ chức thực hiện Công ước về quyết định này của Chính phủ.

Nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Cơ quan Quốc gia:

1. Là đầu mối của một quốc gia, liên lạc với Cơ quan Tổ chức thực hiện Công ước và các Quốc gia thành viên khác. Cơ quan Quốc gia sẽ là điểm giao dịch thuận tiện cho việc liên hệ với Tổ chức thực hiện Công ước và các quốc gia thành viên. Hội đồng chấp hành của Tổ chức thực hiện Công ước sẽ phối hợp với Quốc gia đầu mối trong việc thực hiện Công ước Vũ khí hoá học.

2. Xử lý những thông tin mật:

Cơ quan Quốc gia phải xử lý và lưu trữ lất cả các thông tin, số liệu, tài liệu mật do Tổ chức thực hiện Công ước và các Quốc gia thành viên khác cung cấp. Cơ quan Quốc gia có trách nhiệm phải chuyển giao các thông tin mật mà Quốc gia mình cung cấp cho Tổ chức thực hiện Công ước.

3. Soạn thảo các văn bản pháp lý:

Cơ quan Quốc gia cùng với các Cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu Công ước và các văn bản quy định của Tổ chức thực hiện Công ước. Cơ quan sẽ thảo các văn bản pháp lý (đưa ra luật/quy định mới/hoặc sửa đổi luật/các quy định đang hiện hành về vũ khí hoá học, các hình thức trừng phạt khi vi phạm, các quy định nhằm tạo thuận lợi cho việc thu nhập số liệu, thanh tra, thanh sát, về việc vận chuyển các mẫu chất độc, điều hành việc chuyển giao hoặc tiếp nhận các loại hoá chất quy định trong Công ước...) phù hợp với luật pháp của Việt Nam để trình Chính phủ phê chuẩn, ban hành, tạo hành lang pháp lý cho Cơ quan Quốc gia hoạt động đảm bảo thực hiện Công ước.

4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan đế tiến hành khai báo ban đầu và khai báo định kỳ về các chủng loại vũ khí hoá học, hoá chất chống bạo loạn, các nhà máy, phương tiện sản xuất vũ khí hoá học cũng như các loại hoá chất đã được quy định trong bảng 1 , bảng 2, bảng 3, và các loại hoá chất đặc chủng khác theo quy định của Công ước tại điều III và VI (danh mục các hoá chất bảng 1 ,2,3 được tham khảo tại phụ lục kèm theo)

5. Phối hợp với Tổ chức thực hiện Công ước trong công tác điều tra:

- Chuẩn bị đón đoàn thanh tra/thanh sát, chấp thuận danh sách thanh sát viên, tiếp nhận kế hoạch các chuyến bay và hoàn tất các thủ tục hạ cánh, chỉ định địa điểm xuất nhập cảnh khi Tổ chức thực hiện Công ước sử dụng máy bay theo tuyến riêng cho cuộc thanh tra.

- Phối hợp với các Cơ quan chức năng trong nước về việc làm thủ tục tiếp nhận chuyến bay; thủ tục xuất nhập cảnh và hải quan cho các thanh tra viên theo quy định của Công ước.

- Hợp tác với thanh tra viên của Tổ chức thực hiện Công ước trong quá trình thanh tra (cùng với các Cơ quan chức năng liên quan hộ tống đoàn và tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn tiếp cận địa điểm cũng như trong quá trình thanh tra).

- Phối hợp và giám sát các hoạt động thanh sát.

6. Kiểm soát các loại hoá chất bảng 1, bảng 2, bảng 3 và các hoá chất hữu Cơ đặc chủng theo quy định của Công ước. Cơ quan Quốc gia có trách nhiệm:

Giám sát việc hạn chế sản xuất các loại hoá chất quy định tại bảng 1.

Thu nhập các thông tin về tình hình sản xuất của các loại hoá chất theo quy định của Công ước.

Theo dõi việc xuất nhập khẩu, việc chuyển giao công nghệ, cấp giấy phép xây dựng các hệ thống thiết bị, phương tiện, nhà máy sản xuất hoá chất độc quy định tại bảng 1,2,3 và các hoá chất hữu cơ đặc chủng khác theo quy định của Công ước.

Chuẩn bị văn bản khai báo về các loại hoá chất quy định của Công ước để trình cho Tổ chức thực hiện Công ước

Kiểm soát vũ khí hoá học, các phương tiện và cơ sở sản xuất vũ khí hoá học cũng như tiêu huỷ vũ khí hoá học, hoặc tiêu huỷ các phương tiện và các cơ sở sản xuất vũ khí hoá học hoặc chuyển đổi chúng sử dụng cho các mục đích khác. Tuy nhiên các kết quả thực hiện phải được báo cáo về Cơ quan Quốc gia để Cơ quan Quốc gia chuẩn bị bản khai báo để chuyển cho Tổ chức Công ước.

7. Quyết định hình thúc hỗ trợ của Tổ chức thực hiện Công ước cho các Quốc gia thành viên khác theo điều X và tạo điều kiện trao đổi thông tin về khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực hoá học theo các mục đích không bị cấm trong Công ước.

Quyền lõi của Quốc gia thành viên:

- Nhận chuyển giao các thiết bị phát hiện, hệ thống báo động, các thiết bị và các chất tiêu độc cũng như thuốc điều trị, tư vấn về tất cả các biện pháp phòng chống vũ khí hoá học.

- Sử dụng thông tin sẵn có liên quan tới các biện pháp phòng chống vũ khí hoá học trong ngân hàng dữ liệu của Ban thư ký kỹ thuật.

- Yêu cầu Ban thư ký kỹ thuật cung cấp các tư vấn chuyên môn và giúp đỡ thực hiện các chương trình phát triển và hoàn thiện khả năng phòng chống vũ khí hoá học.

- Tiếp nhận sự giúp đỡ và bảo vệ chống lại việc sử dụng vũ hoá học.

- Yêu cầu viện trợ cho các nạn nhân do việc sử dụng vũ khí hoá học gây ra trong các trường hợp khẩn cấp.

- Tạo cơ hội xúc tiến hợp tác và trao đổi quốc tế về thông tin khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao sử dụng các hoá chất và phương tiện, thiết bị sản xuất chế biến hoá chất cho các mục đích không bị cấm trong Công ước.

Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Quốc gia đầu mối.

1. Bộ Công nghiệp

Bộ Công nghiệp là Bộ quản lý ngành công nghiệp hoá chất và có kinh nghiệm trong quản lý ngành công nghiệp hoá chất. Bộ có nhiều ngành công nghiệp sản xuất và sử dụng đến các hoá chất liệt kê trong các bảng theo nội dung của Công ước (như: các ngành giầy, dệt, thuốc nhuộm, mực in, chất dẻo, thuốc trừ sâu, khai khoáng...). Bộ công nghiệp  đã được chính phủ giao là Cơ quan đầu mối có nhiệm vụ phối hợp với các Cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nghĩa vụ Công ước trong giai đoạn đầu khai báo theo quy định của Công ước. Sau đó Bộ Công nghiệp sẽ là cơ quan quản lý, theo dõi đối với việc chuyên giao công nghệ, xây dựng các hệ thống thiết bị, phương tiện, nhà máy sản xuất hoá chất độc quy định tại  bảng 1, 2,3 và các hoá chất hữu cơ đặc chủng khác.

2. Bộ Ngoại giao

 Bộ Ngoại giao là cơ quan đã tham gia thương lượng Công ước nên đã có kinh nghiệm trong quá trình đàm phán, ký kết cũng như phê chuẩn Công ước. Trong giai đoạn thực hiện Công ước, Bộ Ngoại giao tham gia vào việc tư vấn cho việc thành lập và điều hành của Cơ quan Quốc gia; phối hợp với Bộ Công nghiệp (Cơ quan Quốc gia) tiến hành liên lạc với Tổ chức thực hiện Công ước tại Hague thông qua Đại sứ quán của Việt Nam; giúp Cơ quan Quốc gia lập kế hoạch hànhđộng thực hiện Công ước; phối hợp với Cơ  quan Quốc gia trong công tác đối ngoại; phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng xét duyệt danh sách thanh tra viên vào Việt Nam; quản lý xuất nhập cảnh (cấp thỉ thực nhiều lần cho việc quá cảnh, và xuất nhập cảnh đối với các thanh tra, thanh sát viên và các quan chức khác của Tổ chức thực hiện Công ước vào Việt Nam vì mục đích thừa hành công vụ.

 3. Bộ quốc phòng

 Cung cấp số liệu để khai báo ban đầu cho Tổ chức thực hiện Công ước về các loại vũ khí hoá học và các phương tiện, cơ sở sản xuất chúng cũng như tất cả các loại vũ khí hoá học cũ và bị bỏ lại trên lãnh thổ của nước ta hay bất kỳ một nơi nào thuộc quyền tài phán của nước ta. Tương tự, nếu có các chất chống bạo động (dù chỉ là để sử dụng cho mục đích huấn luyện) cũng cần phải khai báo theo điều III của Công ước.

 Cung cấp số liệu để thông báo cho Tổ chức thực hiện Công ước các chi tiết về các chương trình liên quan đến việc phòng chống các loại vũ khí hoá học và chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc thanh tra bất thường của Tổ chức thực hiện Công ước tại các cơ sở nhạy cảm về quân sự khi họ yêu cầu.

Tham gia vào các công việc liên quan đến việc thực hiện Công ước (khai báo, thanh sát, kiểm chứng ...)

4. Bộ Công an

Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng xét duyệt danh sách thanh tra viên vào Việt Nam, quản lý các thanh tra, thanh sát viên và các quan chức khác của Tổ chức thực hiện Công ước trong thời gian những người này ở Việt Nam vì mục đích thừa hành công vụ.

Cung cấp số liệu để khai báo cho Tổ chức thực hiện Công ước về các chất chống bạo động theo điều III của Công ước.

5. Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan

Quản lý việc xuất nhập khẩu, chuyển giao các loại hoá chất liệt kê trong bảng 1 ,2,3 của Công ước.

Cung cấp thông tin cho Cơ quan Quốc gia đê khai báo thường kỳ về việc xuất nhập khẩu vượt quá ngưỡng cho phép đối với các loại hoá chất quy định trong bảng 1,2,3 của Công ước.

Ban hành hoặc điều chỉnh các quy định cần thiết về xuất nhập khẩu các loại hoá chất dựa trên cơ sở các điều khoản của Công ước (hạn chế về thời gian, số lượng, hạn mức ...).

6. Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp sẽ tiến hành soạn thảo các văn bản pháp lý hoặc sửa đổi các văn bản pháp lý cũ phù hợp với hiến pháp của nước ta để đệ trình Chính phủ phê chuẩn làm cơ sở pháp lý cho Cơ quan Quốc gia điều hành thực hiện Công ước.

7. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường

Theo dõi chuyển giao công nghệ và thiết bị cũng như quản lý về môi sinh môi trường.

--------------

(Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Công nghiệp)