Thuộc tính văn bản

Thu gọn
Số/Ký hiệu Quyết định 2061/QĐ-BTC 2017
Ngày ban hành 13/10/2017
Ngày có hiệu lực 16/10/2017
Ngày hết hiệu lực
Người ký Vũ Thị Mai
Trích yếu Áp dụng thí điểm giám sát hải quan tự động hàng hóa XNK tại sân bay Nội Bài
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Loại văn bản Quyết định
Căn cứ ban hành văn bản Luật 54/2014/QH13 Luật Hải quan Luật 51/2005/QH11 Luật Giao dịch điện tử Nghị định 08/2015/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan
Văn bản triển khai, hướng dẫn
Văn bản bị sửa đổi
Văn bản bị sửa đổi bởi
Văn bản bị bãi bỏ
Văn bản bị bãi bỏ bởi
Văn bản được hợp nhất
Văn bản được hợp nhất bởi

Nội dung văn bản

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2061/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2017

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,

quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

 

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

 

Điều 2. Phạm vi áp dụng thí điểm

1. Áp dụng thí điểm đối hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh có cửa khẩu xuất (địa điểm xếp hàng khai trên tờ khai xuất khẩu) hoặc cửa khẩu nhập (địa điểm dỡ hàng khai trên tờ khai nhập khẩu) là cảng hàng không quốc tế Nội Bài thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan thành phố Hà Nội.

2. Thời gian thực hiện thí điểm: từ ngày 16/10/2017 đến thời điểm Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 có hiệu lực thi hành.

 

Điều 3. Giao cho Tổng cục Hải quan có trách nhiệm:

1. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kỹ thuật để triển khai thí điểm việc quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

2. Chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2 nội dung Quy định ban hành kèm Quyết định này khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh có cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập là cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

3. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, thực hiện theo quy định tại nội dung Quy định ban hành kèm Quyết định này khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh có cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập là cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

4. Kết thúc quá trình thí điểm, tổ chức tổng kết báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài để xây dựng thành văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/10/2017.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc, phản ánh về Bộ Tài chính (qua Tổng cục Hải quan) để được hướng dẫn giải quyết./.

 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3, Điều 4;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính (VP, Vụ PC, Cục TH&TK tài chính);
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT, TCHQ (10
b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Vũ Thị Mai

 

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ, GIÁM SÁT HẢI QUAN TỰ ĐỘNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2061/QĐ-BTC ngày 13/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Điều kiện hàng hóa được phép đưa ra, đưa vào kho hàng không và hàng hóa sai khác

1. Hàng hóa được phép đưa vào kho hàng không:

a) Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và được Hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan (sau đây gọi là Hệ thống hải quan) gửi thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan;

b) Hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan, được dỡ xuống từ phương tiện vận tải nhập cảnh đưa vào kho hàng không để chờ làm thủ tục hải quan.

2. Hàng hóa được phép đưa ra kho hàng không:

a) Hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ trong kho hàng không;

b) Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ trong kho hàng không được cơ quan hải quan gửi thông tin xác nhận đủ điều kiện cho phép đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan tới doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không (sau đây gọi là doanh nghiệp).

3. Hàng hóa quá cảnh thực hiện quản lý, giám sát hải quan tương tự như hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được quy định tại Quyết định này.

4. Doanh nghiệp chỉ cho phép hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đưa vào, đưa ra kho hàng không khi đã gửi thông tin trạng thái hàng hóa và tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan từ cơ quan hải quan.

5. Hàng hóa sai khác trong quy định này bao gồm: Hàng hóa không có trong danh sách Bản khai hàng hóa (Manifest), hàng bị mất tem nhãn không xác định được thông tin, bao bì chứa hàng rách vỡ...

Điều 2. Nguyên tắc khai báo số quản lý hàng hóa nhập khẩu, số quản lý hàng hóa xuất khẩu

1. Số quản lý hàng hóa nhập khẩu, số quản lý hàng hóa xuất khẩu khai báo trên tờ khai hải quan điện tử hàng nhập khẩu, xuất khẩu được thực hiện như sau:

a) Đối với “Số quản lý hàng hóa nhập khẩu”:

a.1) Khai vào tiêu chí “1.26 - Số vận đơn” trên tờ khai nhập khẩu, người khai hải quan sử dụng tổ hợp thông tin gồm: Năm + Số vận đơn chủ (MAWB) + Số vận đơn thứ cấp (HAWB);

a.2) Nguyên tắc:

a.2.1) Số quản lý hàng hóa nhập khẩu khai báo theo nguyên tắc kết hợp liên tiếp và theo đúng thứ tự của 3 chỉ tiêu thông tin “Năm”, “Số vận đơn chủ (MAWB)” và “Số vận đơn thứ cấp (HAWB)”. Giữa các chỉ tiêu thông tin này không được có dấu cách hoặc ký tự đặc biệt như *, #, &, @, /....Trong đó:

- “Năm”: là năm phát hành vận đơn chủ (MAWB) và theo định dạng “YYYY”;

- “Số vận đơn chủ (MAWB)”: là số hiệu quy định trên vận đơn hàng không do hãng vận chuyển hàng không quốc tế phát hành để chuyên chở hàng hóa. Ví dụ: số vận đơn chủ: 131 NRT 29038656 do hãng hàng không Japan Airline (JAL) cấp ngày 03/10/2017;

- “Số vận đơn thứ cấp (HAWB)”: là số hiệu quy định trên vận đơn do đại lý vận tải, giao nhận phát hành (fowarder) trong đó tên người nhận hàng trên vận đơn là người nhập khẩu trên tờ khai hải quan.

Ví dụ: Người khai hải quan nhận được bộ hồ sơ với thông tin số vận đơn như sau:

- Số vận đơn chủ (MAWB): 131 NRT 29038656 cấp ngày 03/10/2017;

- Số vận đơn thứ cấp (HAWB): KKLHB5587.

Khai số quản lý hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan như sau: “2017131NRT29038656 KKLHB5587”.

a.2.2) Trường hợp người gửi hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ vận tải của hãng hàng không để vận chuyển mà không thông qua đại lý giao nhận (fowarder), do đó không có vận tải đơn thứ cấp (HAWB) thì bỏ trống phần ghi số vận tải đơn thứ cấp (HAWB).

Ví dụ: Chủ hàng nhận được một bộ hồ sơ với thông tin như sau:

Số vận đơn chủ (MAWB): 131 NRT 29038656 cấp ngày 03/10/2017.

Khi khai số quản lý hàng hóa nhập khẩu trên tờ khai hải quan được khai như sau: “2017131NRT29038656”.

b) Đối với “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu”:

b.1) Nguyên tắc: “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” được cơ quan hải quan cấp tự động trên Hệ thống khai hải quan hoặc Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (tại địa chỉ pus.customs.gov.vn), trước khi đăng ký tờ khai hàng xuất khẩu, người khai hải quan đăng nhập Hệ thống này để lấy “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” cho lô hàng;

b.2) Cách thức khai: Người khai hải quan thực hiện khai “Số quản lý hàng hóa xuất khẩu” được cấp để khai vào tiêu chí “2.24 - Số vận đơn” trên tờ khai điện tử hàng xuất khẩu.

 

Phần II

NỘI DUNG THỰC HIỆN

 

Mục 1. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHO HÀNG KHÔNG

Điều 3. Hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không

1. Trước thời điểm xếp dỡ hàng hóa nhập khẩu đưa vào kho hàng không:

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Tiếp nhận thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ, số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) từ Hệ thống hải quan;

b) Trách nhiệm của cơ quan Hải quan:

Cung cấp thông tin danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (bao gồm trọng lượng, số lượng), số quản lý hàng hóa nhập khẩu và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định này đến Hệ thống của doanh nghiệp.

2. Trong quá trình xếp dỡ hàng hóa tại kho hàng không

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

a.1) Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng; đối chiếu số lượng kiện, trọng lượng kiện (nếu có) giữa thực tế hàng hóa trên vận tải đơn thứ cấp được xếp dỡ vào kho hàng không với thông tin hàng hóa đã tiếp nhận từ Hệ thống hải quan.

Trường hợp bao bì chứa hàng rách vỡ (làm sai lệch trọng lượng), hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thông báo ngay cho cơ quan hải quan, lưu kho vào vị trí quy định và phối hợp xử lý;

a.2) Cung cấp thông tin hàng hóa khai thác thực tế có sai khác so với thông tin từ Hệ thống hải quan, vị trí lưu giữ và camera giám sát tại kho của các lô hàng trên; cập nhật thông tin hàng hóa sai khác hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống hải quan.

Trường hợp hàng hóa trong danh sách phải soi chiếu của cơ quan Hải quan, doanh nghiệp cung cấp vị trí lưu giữ và camera giám sát. Vận chuyển hàng hóa yêu cầu soi chiếu, đến vị trí soi chiếu khi cơ quan Hải quan yêu cầu và vận chuyển về vị trí quy định sau khi kết thúc soi chiếu hoặc đưa vào khu vực lưu giữ riêng đối với trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm;

a.3) Chậm nhất 1 giờ, sau khi hoàn thành việc xếp, dỡ hàng hóa đưa hàng vào vị trí quy định, cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, thông tin sửa, hủy (vận đơn) theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này và gửi đến Hệ thống hải quan.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Trên cơ sở tiếp nhận thông tin từ người khai hải quan, thông tin khác (nếu có), phân tích xác định chuyến bay trọng điểm, lô hàng trọng điểm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định biện pháp giám sát đối với hoạt động xếp dỡ hàng hóa của chuyến bay trọng điểm đó;

b.2) Cung cấp số điện thoại để tiếp nhận thông tin và phối hợp xử lý ngay khi có thông báo từ doanh nghiệp; Cung cấp danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) cho doanh nghiệp và cập nhật kết quả soi chiếu sau khi hoàn thành soi chiếu;

b.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa vào kho hàng không; thông tin sửa, thông tin hủy đối với hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có) hoặc thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) và phê duyệt thông tin hủy hàng hóa đưa vào kho hàng không (nếu có) trên hệ thống.

3. Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không, nếu có thay đổi nguyên trạng hàng hóa (xem trước, lấy mẫu hoặc thay đổi bao bì chứa hàng hóa)

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Trường hợp xem trước hàng hóa: Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

a.2) Trường hợp lấy mẫu để kiểm tra chuyên ngành: Thực hiện theo quy định tại Điều 31 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

a.3) Trường hợp thay đổi bao bì chứa hàng hóa: Có văn bản thông báo cho cơ quan hải quan về việc thay đổi bao bì chứa hàng hóa; sau khi được cơ quan hải quan chấp thuận, người khai hải quan làm việc với doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không, người vận chuyển để thay đổi bao bì chứa hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan; ký nhận Biên bản chứng nhận sau khi hoàn thành công việc.

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Phối hợp với cơ quan hải quan chứng kiến và ký nhận Biên bản chứng nhận việc thay đổi nguyên trạng hàng hóa; cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa và gửi đến Hệ thống hải quan.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.1) Thông báo doanh nghiệp phối hợp xem xét, giải quyết việc thay đổi nguyên trạng hàng hóa trên cơ sở thông tin tiếp nhận từ người khai hải quan hoặc thông tin khác (nếu có) về lô hàng;

c.2) Giám sát việc thay đổi nguyên trạng hàng hóa, thực hiện niêm phong hải quan (nếu thấy cần thiết) và lập 03 Biên bản chứng nhận, xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức), giao mỗi bên giữ 01 bản;

c.3) Tiếp nhận thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa từ Hệ thống doanh nghiệp.

4. Khi đưa hàng hóa ra khỏi kho hàng không

a) Trách nhiệm của người khai hải quan:

a.1) Cung cấp thông tin (số tờ khai hải quan hoặc số quản lý hàng hóa nhập khẩu) của lô hàng cho doanh nghiệp;

a.2) Xuất trình hàng hóa để công chức hải quan thực hiện niêm phong hải quan đối với trường hợp hàng hóa phải niêm phong hải quan theo quy định; xuất trình tờ khai hải quan giấy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) cho cơ quan hải quan kiểm tra, xác nhận theo quy định.

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

b.1) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống hải quan với thực tế hàng hóa khi đưa ra khỏi kho hàng không về hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan và số lượng kiện, trọng lượng kiện (nếu có) và thực hiện như sau:

b.1.1) Trường hợp hàng hóa đủ điều kiện đưa qua khu vực giám sát hải quan và thông tin hàng hóa phù hợp thì cho phép hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

b.1.2) Trường hợp chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống hải quan hoặc nhận được quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan, doanh nghiệp không cho phép đưa hàng ra kho hàng không và hướng dẫn người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan xử lý theo quy định.

b.2) Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan theo từng số quản lý hàng hóa nhập khẩu quy định và gửi đến Hệ thống hải quan.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

c.1) Đối với hàng hóa phải niêm phong hải quan theo quy định: Kiểm tra tình trạng bao bì chứa hàng hóa với thông tin tại hồ sơ; thực hiện niêm phong hải quan, lập Biên bản bàn giao, xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) và giao người khai hải quan hoặc người vận chuyển 01 bản, lưu giữ 01 bản;

c.2) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan theo quy định và gửi đến Hệ thống doanh nghiệp; gửi Quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan (nếu có) đến doanh nghiệp;

c.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không từ Hệ thống doanh nghiệp;

c.4) Hướng dẫn người khai hải quan hoàn thành thủ tục đối với lô hàng có sai khác.

 

Mục 2. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐƯA VÀO, LƯU GIỮ, ĐƯA RA KHU VỰC KHO HÀNG KHÔNG

Điều 4. Hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho hàng không

1. Khi đưa hàng hóa xuất khẩu vào kho hàng không

a) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển:

a.1) Cung cấp thông tin số quản lý hàng hóa xuất khẩu và số tờ khai hải quan của lô hàng đưa vào kho hàng không để chờ xuất khẩu cho doanh nghiệp;

a.2) Xuất trình hàng hóa có niêm phong hải quan, tờ khai hải quan giấy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền để công chức hải quan kiểm tra xác nhận theo quy định.

b) Trách nhiệm của doanh nghiệp:

b.1) Tiếp nhận thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan và danh sách hàng hóa soi chiếu (nếu có) theo quy định từ hệ thống hải quan.

Trường hợp lô hàng nằm trong danh sách hàng hóa soi chiếu theo yêu cầu của cơ quan hải quan, vận chuyển hàng hóa đến địa điểm soi chiếu, khi kết thúc việc soi chiếu, vận chuyển hàng hóa về khu vực lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu, trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm thì phối hợp với cơ quan hải quan để xử lý và lưu giữ vào khu vực riêng;

b.2) Kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp giữa thông tin tiếp nhận từ Hệ thống hải quan và thông tin trên “số quản lý hàng hóa xuất khẩu” với thực tế hàng hóa theo thông tin khai báo của người khai hải quan hoặc người vận chuyển (được hiểu là thông tin trên vận tải đơn thứ cấp (HAWB)) khi đưa vào kho về số lượng kiện, trọng lượng (nếu có) thực hiện như sau:

Thông tin phù hợp thì xếp dỡ hàng hóa vào kho theo thông tin đăng ký của người khai hải quan hoặc người vận chuyển;

Trường hợp chưa nhận được thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan từ Hệ thống hải quan, nhận được quyết định dừng đưa hàng qua khu vực giám sát của cơ quan hải quan hoặc có sự sai khác thì không cho phép đưa hàng vào kho hàng không và cung cấp ngay thông tin cho cơ quan hải quan. Hướng dẫn người khai hải quan liên hệ cơ quan hải quan để xử lý;

b.3) Sau khi hoàn thành việc xếp dỡ hàng vào kho hàng không, cập nhật thông tin sửa, hủy danh sách hàng hóa vào kho hàng không hoặc thông tin hàng hóa sai khác (nếu có), thông tin hàng hóa vào kho hàng không và gửi đến Hệ thống hải quan.

c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan

c.1) Đối với hàng hóa phải niêm phong hải quan theo quy định: Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan trên hàng hóa với Biên bản bàn giao; xác nhận đã kiểm tra niêm phong, xác nhận hàng đến trên Hệ thống; xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) Biên bản bàn giao (nếu có), trả cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển 01 bản và lưu giữ 01 bản;

c.2) Đối với hàng hóa thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy hoặc hàng hóa xuất khẩu theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền: Kiểm tra, đối chiếu, cập nhật thông tin trên Hệ thống; ký tên, đóng dấu công chức trên tờ khai hải quan theo quy định; cập nhật thông tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống, in và giao cho người khai hải quan hoặc người vận chuyển danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan để xuất trình cho doanh nghiệp kho hàng không;

c.3) Tiếp nhận thông tin hàng hóa vào kho; thông tin sửa danh sách hàng hóa vào kho hoặc thông tin hàng hóa sai khác (nếu có) và phê duyệt thông tin hủy danh sách hàng hóa vào kho (nếu có).

Trường hợp thông tin về trọng lượng hàng hóa trên Hệ thống, các chứng từ do người khai hải quan xuất trình có sự chênh lệch bất thường với thông tin về trọng lượng hàng hóa trên các chứng từ khác do cơ quan hải quan thu thập được và lô hàng có khả năng vi phạm pháp luật, công chức hải quan đề xuất Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát theo quy định;

c.4) Ghi nhận kết quả soi chiếu vào hệ thống hoặc xử lý vi phạm (nếu có).

2. Trong quá trình lưu giữ hàng hóa tại kho hàng không.

Trường hợp thay đổi nguyên trạng bao bì chứa hàng hóa: Người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng và cơ quan hải quan thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều 3 Mục 1 Phần II Quyết định này;

3. Khi đưa hàng hóa lên phương tiện.

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp kho:

Sau khi tàu bay cất cánh 01 giờ, cập nhật thông tin hàng hóa đưa lên phương tiện xuất cảnh gửi cho cơ quan Hải quan theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định này;

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

Tiếp nhận thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không từ Hệ thống doanh nghiệp. Trường hợp toàn bộ hàng hóa theo số quản lý hàng hóa xuất khẩu đã được đưa hết lên phương tiện vận tải xuất cảnh, công chức hải quan xác nhận thực xuất theo quy định.

 

Mục 3. GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU ĐÃ ĐƯỢC THÔNG QUAN, ĐÃ ĐƯA VÀO KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN (TOÀN BỘ HOẶC MỘT PHẦN) NHƯNG THAY ĐỔI KHO HÀNG KHÔNG XUẤT HÀNG

Điều 5. Người khai hải quan đề nghị thay đổi kho hàng không xuất hàng (trong cùng một Chi cục Hải quan quản lý)

1. Trách nhiệm của người khai hải quan:

a) Thực hiện khai báo sửa đổi, bổ sung thông tin mã kho xuất hàng theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

b) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan giám sát, kiểm tra sự nguyên trạng, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có);

c) Cung cấp thông tin hàng hóa (số quản lý hàng hóa hoặc số tờ khai hải quan) cho doanh nghiệp kho hàng không;

d) Vận chuyển hàng hóa từ kho hàng không nơi đi đến kho hàng không nơi đến, bảo quản nguyên trạng hàng hóa trong quá trình vận chuyển theo quy định.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp kho nơi hàng hóa vận chuyển đi:

a) Nhận thông tin chuyển kho của người khai hải quan. Trường hợp phù hợp đồng ý cho hàng đưa ra kho và gửi thông tin hàng hóa chuyển kho cho cơ quan Hải quan.

Trường hợp không phù hợp đề nghị người khai hải quan liên lạc với cơ quan hải quan để giải quyết;

b) Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra khu vực giám sát hải quan tiếp nhận từ Hệ thống hải quan.

b.1) Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng ra kho;

b.2) Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để xử lý. Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho và gửi đến Hệ thống hải quan.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp kho nơi hàng hóa vận chuyển đến:

a) Nhận thông tin và hàng hóa chuyển kho của người khai hải quan;

b) Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa vào khu vực giám sát hải quan tiếp nhận từ Hệ thống hải quan. Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng hóa vào kho. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để xử lý. Cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào kho và gửi đến Hệ thống hải quan.

4. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

b) Kiểm tra sự nguyên trạng, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận chuyển (nếu có);

c) Cung cấp thông tin hàng hóa đủ điều kiện đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống doanh nghiệp.

Điều 6. Người khai hải quan đề nghị thay đổi cửa khẩu xuất hoặc cảng xếp hàng do 02 Cục Hải quan quản lý

1. Trách nhiệm của người khai hải quan:

Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp:

Kiểm tra, đối chiếu giữa thực tế hàng hóa với thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không tiếp nhận từ Hệ thống hải quan về số lượng kiện, trọng lượng. Trường hợp thông tin phù hợp thì cho phép đưa hàng ra kho hàng không. Trường hợp thông tin không phù hợp thì yêu cầu người khai hải quan liên hệ với cơ quan hải quan để xử lý. Cập nhật thông tin hàng hóa đưa ra kho hàng không và gửi đến Hệ thống hải quan.

3. Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

a) Thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính;

b) Gửi thông tin hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan và gửi đến Hệ thống doanh nghiệp.

 

Mục 4. QUY ĐỊNH VỀ PHỐI HỢP, TRAO ĐỔI THÔNG TIN VÀ KHI HỆ THỐNG GẶP SỰ CỐ

Điều 7. Quy định về phối hợp và trao đổi thông tin

1. Quy định về phối hợp:

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp

a.1) Cập nhật và gửi đến Hệ thống hải quan thông tin hàng hóa đưa vào, đưa ra kho hàng không theo quy định tại Mục 1, Mục 2, Mục 3 Phần II Quyết định này;

a.2) Lưu trữ thông tin hàng hóa đã hoàn thành thủ tục đưa hàng ra khỏi kho hàng không trên Hệ thống doanh nghiệp để phục vụ công tác điều tra, báo cáo, thống kê, đối chiếu, nghiên cứu khi có yêu cầu của cơ quan hải quan;

a.3) Bố trí đầu mối thường trực phối hợp với cơ quan hải quan.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan

b.1) Thông qua Hệ thống hải quan, cung cấp cho doanh nghiệp thông tin hàng hóa dự kiến đưa vào kho, soi chiếu (nếu có), thay đổi trạng thái tờ khai hải quan (nếu có), hàng hóa đủ điều kiện đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan theo quy định;

b.2) Tiếp nhận, xử lý thông tin do doanh nghiệp phản hồi, cập nhật trên Hệ thống. Trường hợp nhận thấy có dấu hiệu vi phạm, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan thích hợp, đảm bảo quản lý hải quan, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật;

b.3) Bố trí cán bộ thường trực tiếp nhận và xử lý vướng mắc khi có yêu cầu.

2. Khi Hệ thống hải quan và Hệ thống doanh nghiệp không trao đổi được thông tin (gặp sự cố):

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp

a.1) Chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm gặp sự cố, gửi văn bản thông báo Cơ quan hải quan về việc gặp sự cố để phối hợp xử lý nhằm đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ghi nhận sự cố vào sổ theo dõi;

a.2) Căn cứ danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát đã có xác nhận của Cơ quan hải quan (bản giấy) để cho phép hàng hóa xuất khẩu được xếp lên phương tiện vận tải xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan;

a.3) Cập nhật thông tin hàng hóa đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan ngay khi Hệ thống được khắc phục sự cố.

b) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:

b.1) Tổng cục Hải quan bố trí bộ phận hỗ trợ (Help Desk) để tiếp nhận thông tin phản ánh về sự cố, hướng dẫn và xử lý sự cố theo quy định;

b.2) Cục trưởng Cục Hải quan thành phố Hà Nội bố trí công chức tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài tiếp nhận và xử lý sự cố 24/7 đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, ghi nhận sự cố vào sổ theo dõi.

Trường hợp không thể khắc phục được sự cố thì lập Biên bản chứng nhận tình trạng, thời gian, địa điểm phát sinh sự cố và thông báo ngay cho bộ phận Help Desk của Tổng cục Hải quan về tình trạng sự cố và thực hiện theo hướng dẫn;

b.3) Trường hợp hệ thống của doanh nghiệp gặp sự cố nhưng Hệ thống hải quan vẫn có thông tin về danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát thì công chức hải quan thực hiện kiểm tra thông tin tờ khai đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên Hệ thống hải quan hoặc từ bộ phận hỗ trợ của Tổng cục Hải quan (Help Desk), in danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát trên hệ thống và gửi cho doanh nghiệp làm cơ sở cho phép hàng hóa đưa ra khu vực giám sát;

b.4) Trường hợp Hệ thống hải quan gặp sự cố Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài có trách nhiệm thông báo về Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và thực hiện thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan theo quy định của Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan;

b.5) Khi sự cố được khắc phục, yêu cầu doanh nghiệp truyền thông tin danh mục hàng hóa đã đưa ra, đưa vào kho trong thời điểm gặp sự cố đến hệ thống hải quan. Cơ quan hải quan có trách nhiệm khắc phục các vấn đề nghiệp vụ liên quan đối với các hồ sơ hải quan trong thời gian gặp sự cố./.

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU THÔNG TIN CƠ QUAN HẢI QUAN CUNG CẤP CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2061/QĐ-BTC ngày 13/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

1. Danh sách các thông tin

STT

Tên

1.

Danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (hàng hóa trên manifest được gắn số quản lý hàng hóa)

2.

Thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu trước/sau

3.

Thông tin thông tin hàng kiện (nhập/xuất) đủ điều kiện qua KVGS

4.

Thông tin thay đổi trạng thái tờ khai

 

2. Chỉ tiêu thông tin khai báo

STT

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Bảng mã

Mẫu số 1

Danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (hàng hóa trên manifest được gắn số quản lý hàng hóa)

Danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ (Thông tin hàng hóa do cơ quan Hải quan nhận được từ các Hãng hàng không gửi đến thông qua Hệ thống 1 cửa quốc gia và được gắn số quản lý hàng hóa và gửi lại cho doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không để được phép xếp dỡ hàng hóa)

 

1.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho do cơ quan Hải quan cấp

x

1.2

Tên kho

Tên kho hàng không do doanh nghiệp cung cấp

 

1.3

Mã doanh nghiệp

Mã số thuế của doanh nghiệp kho hàng không

x

1.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

 

1.5

Số hiệu chuyến bay

Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới

 

1.6

Ngày đến

Ngày tàu bay tàu bay nhập cảnh

 

1.7

Số tờ khai

Số tờ khai hải quan (trường hợp hàng XK)

 

1.8

Số quản lý hàng hóa hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

1.9

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

1.10

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành

 

1.11

Số lượng hàng hóa

Tổng số kiện hàng hóa

 

Mẫu số 2

Thông tin danh sách hàng hóa soi chiếu trước/sau

Thông tin Cơ quan Hải quan cung cấp danh sách hàng hóa cần soi chiếu đến đơn vị kinh doanh kho hàng không

 

2.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho do cơ quan Hải quan cấp

x

2.2

Tên kho

Tên kho hàng không do doanh nghiệp cung cấp

 

2.3

Mã doanh nghiệp

Mã số thuế của doanh nghiệp kho hàng không

x

2.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

 

2.5

Số hiệu chuyến bay

Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới

 

2.6

Ngày đến

Ngày tàu bay nhập cảnh

 

2.7

Số tờ khai

Số tờ khai hải quan (trường hợp hàng XK)

 

2.8

Số quản lý hàng hóa hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

2.9

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

2.10

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành

 

Mẫu số 3

Thông tin hàng hóa (nhập/xuất) đủ điều kiện qua KVGS (hàng hóa xuất kho)

Thông tin Cơ quan hải quan cung cấp danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan đến Hệ thống của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không để cho phép hàng hóa đưa vào, đưa ra khỏi kho.

 

3.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho do cơ quan Hải quan cấp

x

3.2

Tên kho

Tên kho hàng không do doanh nghiệp cung cấp

 

3.3

Mã doanh nghiệp

Mã số thuế của doanh nghiệp kho hàng không

x

3.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

 

3.5

Số hiệu chuyến bay

Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới

 

3.6

Ngày đến

Ngày tàu bay nhập cảnh

 

3.7

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

3.8

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành

 

3.9

Số quản lý hàng hóa hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

3.10

Số lượng hàng

Tổng số kiện hàng hóa

 

3.11

ĐVT số lượng hàng

Kiện, gói

x

3.12

Trọng lượng hàng

Tổng trọng lượng hàng hóa

 

3.13

ĐVT trọng lượng hàng

ĐVTKG

x

3.14

Mô tả hàng hóa

Ghi rõ tên hàng hóa

 

3.15

Ghi chú khác

Nếu có

 

3.16

Số tờ khai

Số tờ khai hải quan

 

3.17

Ngày đăng ký tờ khai

Ngày đăng ký tờ khai hải quan

 

3.18

Hải quan đăng ký tờ khai

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai

 

3.19

Mã loại hình

Mã loại hình tờ khai

 

3.20

Hải quan giám sát

Đơn vị Hải quan giám sát

 

3.21

Thời gian kết xuất dữ liệu

Thời điểm kết xuất dữ liệu

 

3.22

Luồng tờ khai

Tờ khai hải quan được phân vào luồng: 1: Xanh, 2: Vàng, 3: Đỏ

 

3.23

Trạng thái tờ khai

Trạng thái tờ khai

TQ: Thông quan

MHBQ: Mang hàng bảo quản

GPH: Giải phóng hàng

CCK: Chuyển địa điểm kiểm tra

KHH: Chờ thông quan sau khi kiểm hóa hộ

 

Mẫu số 4

Thông tin thay đổi trạng thái tờ khai

Thông tin Cơ quan hải quan cung cấp về việc thay đổi trạng thái tờ khai dừng/bỏ dừng; hủy được phép qua khu vực giám sát hải quan.

 

4.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho hàng không do cơ quan Hải quan cấp

x

4.2

Tên kho

Tên kho hàng không do doanh nghiệp cung cấp

 

4.3

Số tờ khai

Số Tờ khai hải quan

 

4.4

Ngày tờ khai

Ngày đăng ký tờ khai hải quan

 

4.5

Mã hải quan

Mã Chi cục hải quan nơi quan lý kho hàng không

 

4.6

Trạng thái tờ khai

Trạng thái tờ khai

1: Được phép qua KVGS

0: Không được phép qua KVGS

 

4.7

Loại lý do

Nêu rõ lý do theo từng trường hợp như sau:

1: Dừng đưa hàng qua KVGS

2. Bỏ dừng đưa hàng qua KVGS

3. Hủy sau thông quan

 

 

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU THÔNG TIN DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI CUNG CẤP CHO CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2061/QĐ-BTC ngày 3/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 

1. Danh sách các thông tin khai báo

STT

Tên

1

Thông tin Danh sách hàng hóa vào kho

2

Thông tin Danh sách hàng hóa sai khác

3

Thông tin hàng hóa xuất kho

 

2. Chỉ tiêu thông tin khai báo

STT

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Bảng mã

Mẫu số 1

Danh sách hàng hóa vào kho

Thực hiện khai báo đến cơ quan Hải quan khi hàng hóa vào kho

 

1.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho do cơ quan Hải quan cấp

x

1.2

Tên kho

Tên kho do doanh nghiệp cung cấp

 

1.3

Mã doanh nghiệp

Mã số thuế của doanh nghiệp kho

x

1.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

 

1.5

Loại thông tin hàng hóa

Loại thông tin hàng hóa

1. Nhập khẩu

2. Xuất khẩu

 

1.6

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

1.7

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành

 

1.8

Số quản lý hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

1.9

Số lượng hàng

Tổng số kiện hàng

 

1.10

Trọng lượng hàng (KG)

Tổng trọng lượng hàng hóa (kg)

 

1.11

Số hiệu chuyến bay

Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới

 

1.12

Ngày đến

Ngày tàu bay nhập cảnh

 

1.13

Ngày vào kho

Ngày đưa hàng hóa vào kho

 

1.14

Hình thức vào kho

 

X

Mẫu số 2

Sửa Danh sách hàng hóa /vào kho

Thực hiện khai báo đến cơ quan Hải quan khi thay đổi thông tin hàng hóa vào kho

 

2.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho do cơ quan Hải quan cấp

X

2.2

Tên kho

Tên kho do doanh nghiệp cung cấp

 

2.3

Mã doanh nghiệp

Mã số thuế của doanh nghiệp kho

X

2.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

 

2.5

Loại thông tin hàng hóa

Loại thông tin hàng hóa

1. Nhập khẩu

2. Xuất khẩu

 

2.6

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

2.7

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành

 

2.8

Số quản lý hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

2.9

Số lượng hàng

Tổng số kiện hàng

 

2.10

Trọng lượng hàng

Tổng trọng lượng hàng hóa (kg)

 

2.11

Số hiệu chuyến bay

Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới

 

2.12

Ngày đến

Ngày tàu bay nhập cảnh

 

2.13

Ngày tàu đến/đi

Ngày tàu bay nhập cảnh/xuất cảnh YYYY-MM-DD HH:mm:ss type=1 : ngày tàu đến (ETA) type=2: ngày tàu đi (ETD)

 

2.14

Ngày vào kho

Ngày đưa hàng hóa vào kho

 

2.15

Hình thức vào kho

Hình thức đưa hàng hóa vào kho

X

2.16

Lý do sửa

Lý do sửa

 

Mẫu số 3

Hủy Danh sách hàng hóa vào kho

Thực hiện khai báo đến cơ quan Hải quan khi hủy thông tin hàng hóa vào kho

 

3.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho do cơ quan Hải quan cấp

X

3.2

Tên kho

Tên kho do doanh nghiệp cung cấp

 

3.3

Mã doanh nghiệp

Mã số thuế của doanh nghiệp kho

X

3.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

 

3.5

Loại thông tin hàng hóa

Loại thông tin hàng hóa

1. Nhập khẩu

2. Xuất khẩu

 

3.6

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

3.7

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành

 

3.8

Số quản lý hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

3.9

Số hiệu chuyến bay

Tổng số kiện hàng

 

3.10

Ngày đến

Ngày tàu bay nhập cảnh

 

3.11

Ngày tàu đến/đi

Ngày tàu đến/khởi hành

YYYY-MM-DD HH:mm:ss type=1: ngày tàu đến (ETA) type=2: ngày tàu đi (ETD)

 

3.12

Lý do hủy

Lý do hủy

 

Mẫu số 4

Danh sách hàng hóa sai khác

Thực hiện khai báo đến cơ quan Hải quan khi thông tin hàng hóa vào kho sai khác

 

4.1

Mã kho

Tên kho do doanh nghiệp cung cấp

X

4.2

Tên kho

Mã số thuế của doanh nghiệp kho

 

4.3

Mã doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

X

4.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kinh doanh kho hàng không

 

4.5

Số hiệu chuyến bay

Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới

 

4.6

Ngày đến

Ngày tàu bay nhập cảnh

 

4.7

Ngày tàu đến

Số hiệu chuyến bay đã được quy định bởi Hiệp hội hàng không thế giới

 

4.8

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

4.9

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Forwader) ban hành

 

4.10

Số lượng hàng

Tổng số lượng kiện hàng hóa

 

4.11

Trọng lượng hàng

Tổng trọng lượng hàng hóa

 

4.12

Số quản lý hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

4.13

Loại sai khác

Loại sai khác

X

4.14

Chi tiết thông tin sai khác

Mô tả chi tiết thông tin sai khác

 

Mẫu số 5

Danh sách hàng hóa xuất kho

Thực hiện khai báo đến cơ quan Hải quan khi thông tin hàng hóa xuất kho

 

6.1

Mã kho

Ký hiệu Mã kho do cơ quan Hải quan cấp

X

6.2

Tên kho

Tên kho do doanh nghiệp cung cấp

 

6.3

Mã doanh nghiệp

Mã số thuế của doanh nghiệp kho

X

6.4

Tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp kho

 

6.5

Số vận đơn chủ

Số vận đơn chủ do Hãng Hàng không ban hành

 

6.6

Số vận đơn thứ cấp

Số vận đơn thứ cấp do Đại lý hàn không, Đại lý giao nhận hàng hóa (Fowarder) ban hành

 

6.7

Số quản lý hàng hóa

Số quản lý hàng hóa hàng hóa do cơ quan Hải quan cấp để quản lý lô hàng hóa

 

6.8

Số thứ tự các lần đi ra

Số thứ tự các lần đưa hàng hóa ra khỏi kho

 

6.9

Số lượng/trọng lượng hàng đi ra khỏi kho

Số lượng/trọng lượng hàng đi ra khỏi kho

Hàng kiện thực hiện trừ lùi theo "Số lượng".

 

6.10

Số lượng/trọng lượng hàng còn lại

Số lượng/trọng lượng hàng còn lại

=Số lượng (Tổng trọng lượng hàng) - Số lượng/trọng lượng hàng đi ra khỏi kho

 

6.11

Ngày giờ xuất kho

Ngày giờ getout/Ngày lên tàu

YYYY-MM-DD HH:mm:ss

tờ khai nhập: Ngày giờ đi ra (getout)

tờ khai xuất: Ngày lên tàu

 

6.12

Hình thức ra

Hình thức đưa ra kho