Tại bài viết này, Nitoda sẽ tổng hợp các điểm cần lưu ý về khía cạnh liên quan hải quan trong toàn bộ quá trình gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
Văn bản pháp lý liên quan gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài:
● Luật thương mại 2015 quy định về Gia công tại Mục 1. Gia công trong thương mại, từ điều 178 đến điều 184.
● Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/06/2017, Tiểu mục 5 điều 51 và điều 52 quy định Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
● Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương dành toàn bộ chương V: Gia Công hàng hóa có yếu tố nước ngoài (điều 38 đến điều 49) quy định chi tiết điều 51 và 52 của Luật quản lý ngoại thương.
● Luật hải quan số 54/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014
● Văn bản hợp nhất số 24/VBHN-BTC ngày 11/07/2018 – Hợp nhất Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP)
● Thông tư 125/VBHN-BTC: Thủ tục hải quan đối với hàng gia công được quy định tại thông tư 38/2015/TT-BTC và thông tư 39/2015/TT-BTC (hai thông tư này được hợp nhất tại thông tư1 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 Quy định về Thủ tục hải quan, Kiểm tra, giám sát hải quan; Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu)
● Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016: Thuế trong hoạt động gia công được quy định tại Thông tư1 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016.
Hàng hóa gia công
Hàng hóa nào được phép nhận gia công?
Theo quy định hiện này, thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Quy định chi tiết về quy định hiện hành về hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, xem tại đây
Hợp đồng gia công
Khi thực hiện gia công, thương nhân nhận gia công cần ký hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
- Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
- Tên, số lượng sản phẩm gia công.
- Giá gia công.
- Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
- Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
- Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
- Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
- Địa điểm và thời gian giao hàng.
- Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Xem một số lưu ý về Hợp đồng gia công tại bài viết: Những lưu ý đối với hợp đồng gia công
Định mức gia công
Không giống như trước đây thương nhân nhận gia công phải nộp định mức gia công cho cơ quan hải quan trước khi thực hiện thủ tục hải quan; hiện nay, đơn vị nhận gia công và đơn vị đặt gia công tự thỏa thuận về định mức sử dụng, tiêu hao.. trong hợp đồng gia công và người đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc này.
Khi quyết toán, thương nhân nhận gia công có trách nhiệm nộp báo cáo Định mức thực tế sản xuất hàng hóa gia công cho cơ quan hải quan theo mẫu 16/ĐMTT/GSQL
Xem các quy định hiện hành về định mức với loại hình gia công tại bài viết: Quy định hiện hành về định mức gia công, SXXK
- Thông báo cơ sở sản xuất, hợp đồng và phụ lục hợp đồng
- Thủ tục thông báo cơ sở sản xuất
- Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Trước khi nhập lô hàng nguyên liệu đầu tiên về gia công, đơn vị nhận gia công có trách nhiệm Thông báo cơ sở sản xuất với cơ quan Hải quan để được cơ quan hải quan kiểm tra và chấp thuận và trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị gia công có trách nhiệm thông báo - - Hợp đồng gia công với cơ quan hải quan qua hệ thống mạng hải quan.
- Trong quá trình thực hiện, các thay đổi về cơ sở sản xuất, hợp đồng, phụ lục hợp đồng cần được thông báo với cơ quan hải quan.
Chi tiết quy định về Thông báo cơ sở sản xuất, xem tại bài viết: Quy định hiện hành về thông báo cơ sở sản xuất gia công, sản xuất xuất khẩu
Kiểm tra cơ sở sản xuất gia công
Trong các trường hợp sau, cơ quan hải quan sẽ ra quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất hàng gia công:
a) Tổ chức, cá nhân lần đầu tiên nhập khẩu hàng hóa để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
b) Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân thay đổi thông tin về địa chỉ, ngành hàng, quy mô, năng lực sản xuất nhưng không thông báo với cơ quan hải quan;
c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để gia công cho thương nhân nước ngoài nhưng thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công lại toàn bộ hợp đồng gia công;
d) Khi phát hiện dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân lưu giữ nguyên liệu vật tư, linh kiện nhập khẩu và sản phẩm xuất khẩu ngoài các địa điểm đã thông báo với cơ quan hải quan;
đ) Các trường hợp khác kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
Xem quy định về nội dung Kiểm tra cơ sở sản xuất gia công tại bài viết: Quy định hiện hành về kiểm tra cơ sở sản xuất gia công, sản xuất xuất khẩu
Kiểm tra tồn kho gia công
Trong một số trường hợp, cơ quan hải quan có thể tiến hành các biện pháp kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu,
Có hai hình thức kiểm tra:
+ Kiểm tra tại cơ quan hải quan: Đối với trường hợp có dấu hiệu rủi ro nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư quá chu ý sản xuất nhưng không có sản phẩm xuất khẩu; tăng giảm bất thường so với năng lực sản xuất;
+ Kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp: Kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định và không đúng thực tế; bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa …
Xem quy định về nội dung kiểm tra kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu tại bài viết: Quy định hiện hành về Kiểm tra tình hình tồn kho gia công, sản xuất xuất khẩu
Thủ tục hải quan loại hình gia công
Thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu gia công
Thủ tục xuất khẩu thành phẩm gia công
Địa điểm làm thủ tục hải quan gia công
Đơn vị khai báo hải quan gia công có thể lựa chọn một trong các địa điểm sau:
Chi cục Hải quan nơi tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, sản xuất xuất khẩu thuộc Cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất hoặc nơi có cửa khẩu nhập.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, có các thủ tục hải quan chính như sau:
Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư
Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công
Thủ tục xuất khẩu thành phẩm gia công
Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
Thủ tục giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
Xử lý đối với trường hợp bên đặt gia công từ bỏ nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công
Tham khảo các bài viết:
Quy định hiện hành thủ tục hải quan loại hình gia công cho thương nhân nước ngoài
Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu thành phẩm gia công
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu dư thừa loại hình gia công
Quy định hiện hành về địa điểm làm thủ tục hải quan gia công, sản xuất xuất khẩu, DNCX
Thuế khi nhập, xuất khẩu trong loại hình gia công
Trong đại đa số các trường hợp, loại hình gia công được miễn thuế nhập khẩu với nguyên liệu, vật tư … và miễn thuế xuất khẩu đối với thành phầm
Khoản 6, điều 16, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Luật số 107/2016/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016) quy định về trường hợp miễn thuế:
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.
Sản phẩm gia công xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư trong nước có thuế xuất khẩu thì không được miễn thuế đối với phần trị giá nguyên liệu, vật tư trong nước tương ứng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu tính trên phần trị giá của nguyên vật liệu xuất khẩu cấu thành sản phẩm gia công. Đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công sau đó nhập khẩu là tài nguyên, khoáng sản, sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên thì không được miễn thuế.
Xem quy định chi tiết tại bài viết Quy định hiện hành về thuế xuất nhập khẩu loại hình gia công
Xử lý nguyên phụ liệu gia công dư thừa
Thủ tục xử lý nguyên phụ liệu dư thừa:
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo một trong các cách sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam.
Trong trường hợp Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.
Tham khảo bài viết:
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu dư thừa loại hình gia công
Quy định hiện hành về thuế xuất nhập khẩu loại hình gia công
Báo cáo quyết toán gia công
Thủ tục quyết toán gia công
+ Nếu tổ chức, cá nhân thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì không phải báo cáo quyết toán với với cơ quan hải quan
+ Đối với tổ chức, cá nhân chưa tham gia kết nối hệ thống thì thực hiện nộp báo cáo quyết toán theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL, mẫu số 15a/BCQT-SP/GSQL và mẫu số 16/TBĐMTT-GSQL chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
LIÊN HỆ NITODA ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
________________________________________