Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng xuất khẩu qua biên giới Việt Nam nhằm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và bảo hộ nền sản xuất trong nước.
1. Đặc điểm và phân loại thuế xuất khẩu
- Bản chất của thuế xuất khẩu là thuế gián thu; được cấu thành trong giá cả hàng hóa xuất khẩu.
- Thuế xuất khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia, là công cụ góp phần thực hiện vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động ngoại thương của nhà nước.
- Thuế xuất khẩu chỉ thu một lần, do cơ quan Hải quan quản lý thu.
Nếu căn cứ vào cách thức đánh thuế xuất khẩu, có thể chia thuế xuất khẩu thành:
⭐ Thuế tuyệt đối: là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu, không phân biệt giá trị xuất nhập khẩu là bao nhiêu
⭐ Thuế theo tỷ lệ phần trăm: loại thuế này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu
⭐ Thuế hỗn hợp: là trường hợp áp dụng hỗ hợp thuế tuyệt đối và thuế theo tỷ lệ %
⭐ Thuế theo lượng thay thế: là trường hợp một mặt hàng được quy định đồng thời thuế theo tỷ lệ % và thuế theo một số tiền tuyệt đối, khi tính và nộp thuế, áp dụng số tiền thuế cao hơn
2. Các văn bản quy định về thuế xuất khẩu
Số/ Ký tự |
Ngày ban hành |
Trích yếu |
Luật số: 107/2016/QH13 |
06/04/2016 |
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu |
Nghị định: 134/2016/NĐ-CP |
01/09/2016 |
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu |
Nghị định: 122/2016/NĐ-CP |
01/09/2016 |
Biểu thuế XK, NK ưu đãi; thuế tuyệt đối, hỗn hợp, NK ngoài hạn ngạch |
Nghị định: 125/2017/NĐ-CP |
16/11/2017 |
Sửa đổi, bổ sung Nghị định 122/2016/NĐ-CP Biểu thuế XNK ưu đãi, tuyệt đối, hỗn hợp, ngoài hạn ngạch |
Nghị định: 32/VBHN-BTC |
20/07/2020 |
Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan |
3. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016:
“Điều 2. Đối tượng chịu thuế
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
- Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a)Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b)Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.”
4. Người nộp thuế xuất khẩu
Điều 3 Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
“Điều 3. Người nộp thuế
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
- Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
5. Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
6. Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
5. Căn cứ tính thuế xuất khẩu
- Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế.
- Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
6. Trị giá tính thuế xuất khẩu
Xem chi tiết:
Xác định trị giá tính thuế xuất khẩu
7. Thời điểm tính thuế xuất khẩu
Tại khoản 2, Điều 8,Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 quy như sau:
"- Thời Điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời Điểm tính thuế là thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.
- Thời Điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.”
8. Thời hạn nộp thuế xuất khẩu
Luật Thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/04/2016 quy định nội dung này như sau:
“Điều 9. Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
2. Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp. Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế.”
9. Biểu thuế, thuế suất xuất khẩu và quy định về miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế
Xem chi tiết tại:
🔺 Danh mục các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu
🔺 Các quy định về miễn thuế xuất khẩu
🔺 Các quy định về giảm thuế xuất khẩu
🔺 Các quy định về hoàn thuế xuất khẩu
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất!