Theo quy định tại thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính, khi làm tờ khai khai báo xuất khẩu hàng hóa, người khai hải quan có trách nhiệm tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung kê khai này.
Các tờ khai luồng vàng hoặc luồng đỏ (thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa) là đối tượng kiểm tra trị giá của cơ quan hải quan. Bằng các nghiệp vụ của mình cơ quan hải quan sẽ kiểm tra việc khai báo trị giá hàng hóa của doanh nghiệp có chính xác và hợp lý hay không và có một số trường hợp như sau:
- Trường hợp thứ nhất là cơ quan hải quan đồng ý với kết quả khai báo của doanh nghiệp
- Trường hợp ở khâu kiểm tra hồ sơ cơ quan hải quan có đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo và ấn định thuế.
- Trường hợp cơ quan hải quan có nghi vấn về trị giá khai báo hàng hóa:
- Nếu doanh nghiệp không tuân thủ: doanh nghiệp cần bổ sung hồ sơ và cử đại diện để giải trình, chứng minh trị giá khai báo trong thời gian làm thủ tục hải quan.
- Nếu doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ: cơ quan hải quan thông báo nghi vấn trên hệ thống, đồng thời giải phóng hàng hóa theo quy định; người khai hải quan sau đó thực hiện tham vấn với cơ quan hải quan.
Các trường hợp hàng hóa xuất khẩu bị nghi vấn về trị giá khai báo:
❌ Trị giá khai báo thấp hơn mức giá tham chiếu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự do Tổng cục Hải quan ban hành theo quy định tại Điều 22 Thông tư số 39/2015/TT-BTC;
❌ Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan thấp nhất của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự do cơ quan hải quan xác định hoặc thấp hơn trị giá khai báo thấp nhất của hàng hóa giống hệt, tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận là trị giá hải quan trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan (không so sánh với trị giá hải quan thuộc diện nghi vấn).
Hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu trị giá dùng để so sánh là những hàng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu của hàng hóa đang kiểm tra trị giá khai báo;
❌ Trị giá khai báo thấp hơn trị giá hải quan do cơ quan hải quan thu thập từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư số 39/2015/TT-BTC sau khi quy đổi về trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất;
❌ Trị giá khai báo thấp hơn hoặc bằng trị giá khai báo của nguyên liệu chính cấu thành nên hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự hoặc chi phí vận chuyển của hàng hóa đang kiểm tra trị giá tính đến cửa khẩu xuất hoặc chi phí khai thác của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự;
❌ Trường hợp không tìm được hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự theo quy định tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC (Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 39/2015/TT-BTC) để kiểm tra trị giá khai báo thì mở rộng khái niệm hàng hóa giống hệt, tương tự như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu có nhiều tính năng, công dụng đi kèm có thể so sánh với hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự có một tính năng, công dụng cơ bản đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan;
- Hàng hóa xuất khẩu có phẩm cấp chất lượng cao hơn có thể so sánh với hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự có phẩm cấp chất lượng thấp hơn đã có trong cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
>>> Xem thêm: Thủ tục tham vấn giá đối với hàng xuất khẩu
Mọi thông tin xin liên hệ: