Flexport dự đoán rằng tại nạn trên kênh đào Suez sẽ dẫn đến giảm công suất trên diện rộng, cả về sức tải và thiết bị container, và sẽ có một hiệu ứng domino khi các tàu và thiết bị quay trở lại châu Á.
Sự cố tại kênh đào Suez đang gây thêm áp lực lên hệ thống vận tải biển toàn cầu vốn đã căng thẳng. Số lượng tàu đang chờ để đi qua kênh đào đạt mức cao nhất vào thứ Hai tuần trước, ở mức 367.
Khoảng 80-90 tàu đã qua lại mỗi ngày kể từ khi Ever Given đã được giải cứu do mắc cạn, theo Leth Agency. Trước khi vụ tai nạn xảy ra, có 52,7 lượt mỗi ngày (tính đến nay).
Nhưng ngay cả khi quá cảnh tăng lên, nhiều tàu vẫn tiếp tục đến. Tính đến thứ Sáu tuần rồi, vẫn còn 206 tàu đang neo đậu đang chờ đi qua Kênh đào Suez. Số lượng đó là cao gần gấp bốn lần so với bình thường.
Sau khi các tàu container đi qua kênh theo hướng bắc, chúng sẽ đi đến Châu Âu hoặc Bờ biển phía Đông. Nathan Strang, trưởng bộ phận vận tải đường biển toàn cầu của công ty giao nhận hàng hóa Flexport cho biết trong một hội thảo trực tuyến do Flexport trình bày hôm thứ Tư tuần rồi: “Điều sắp xảy ra là chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến sự tập trung tàu tại các cảng châu Âu”. Quá nhiều tàu đến cùng một lúc sẽ gây ra tắc nghẽn. Ông nói thêm rằng "sẽ có sự chậm trễ đối với các dịch vụ ở Châu Âu và Bờ Đông."
Strang cũng suy đoán rằng các hãng vận tải có thể hủy bỏ các chuyến tàu trên các tuyến đường khác để họ có thể chuyển nhiều tàu hơn sang các tuyến Á-Âu để đối phó sự cố do tai nạn. “Các hãng vận tải có thể bắt đầu hủy bỏ các chuyến tàu trên tuyến xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương để phục hồi trên tuyến Viễn Đông [đến châu Âu] với sinh lợi nhiều hơn,” ông nói.
Anders Schulze, người đứng đầu toàn cầu về vận tải đường biển của Flexport, dự đoán rằng tai nạn trên kênh đào Suez sẽ dẫn đến “giảm công suất trên diện rộng, cả về sức tải và thiết bị [container], sẽ có một hiệu ứng domino khi các tàu và thiết bị quay trở lại châu Á”.
Sự gián đoạn tại kênh đào Suez và tắc nghẽn tại các cảng châu Âu sẽ hạn chế số lượng container rỗng được vận chuyển trở lại châu Á. Điều này sẽ làm giảm số lượng container rỗng có sẵn để đóng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đến Hoa Kỳ trên các tuyến đường xuyên Thái Bình Dương.
Schulze nói: “Tình hình thiết bị đã ở mức độ nghiêm trọng và bây giờ tình hình này sẽ kéo dài”.
Những thách thức lớn hơn nữa đối với các chủ hàng, ít nhất một hãng vận tải - Maersk - đã tạm thời ngừng đặt chỗ trong ngắn hạn sau vụ tai nạn tại Kênh đào Suez. Kể từ thứ Sáu tuần rồi, các yêu cầu booking trong ngắn hạn của Maersk từ châu Á đến cả Bắc Âu và Bắc Mỹ vẫn bị tạm ngưng cho đến khi có thông báo mới.
Xem thêm bài viết liên quan trên Nitoda: