Nitoda chia sẻ bài viết này đề cập tới những vấn đề cần lưu ý khi cần kê khai thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước kịp thời, chính xác và hiệu quả.
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là gì?
Thuế giá trị gia tăng (VAT – Value Added Tax) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế giá trị gia tăng là thuế người tiêu dùng cuối cùng phải chịu, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ là người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ.
Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng
🔺 Thuế GTGT là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ
🔺 Thuế Giá trị gia tăng đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông tới tiêu dùng nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa
🔺 Thuế giá trị gia tăng có tính trung lập cao
🔺 Thuế giá trị gia tăng không chịu ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu kỳ kinh tế nhiều hay ít
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nhập khẩu
Ðối với hàng hoá nhập khẩu, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật .
=>> Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu
Là các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu có chịu thuế GTGT không?
Theo quy định, thuế GTGT phải nộp = (Giá nhập khẩu khai báo + thuế nhập khẩu + thuế TTĐB) x thuế suất thuế GTGT
Trị giá hàng hoá nhập khẩu để tính thuế nhập khẩu đồng thời được sử dụng để tính thuế giá trị gia tăng. Trong lô hàng có trường hợp các mặt hàng có thuế suất giá trị gia tăng khác nhau phải tính thuế giá trị gia tăng riêng cho từng mặt hàng, sau đó tổng hợp lại tổng số thuế giá trị gia tăng cho cả lô hàng.
Khai báo hải quan và nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu
Hàng nhập khẩu có chịu thuế GTGT:
- Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá chịu thuế giá trị gia tăng phải kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan hải quan thu thuế nhập khẩu.
- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và các loại giấy tờ sử dụng khi khai báo hải quan thực hiện như quy định trong Luật thuế xuất nhập khẩu và các quy định của ngành hải quan.
- Những hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, người nhập khẩu phải trình nộp các loại giấy tờ chứng minh.
- Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng được quy định như thời hạn nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
- Ðối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo đường xuất nhập cảnh, phi mậu dịch, nhập khẩu qua biên giới đất liền không thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu chính ngạch, hàng nhập khẩu là hàng tiêu dùng phải nộp thuế giá trị gia tăng ngay khi nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.
Một số lưu ý về thuế giá trị gia tăng trong doanh nghiệp
✍ Một trong những nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT là sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.
✍ Thuế GTGT có điểm cơ bản khác với thuế doanh thu là chỉ có người bán hàng (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ). Người bán hàng (hoặc dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hóa (hoặc dịch vụ) đó, chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.
✍ Nói cách khác, thuế GTGT là loại thuế duy nhất thu theo phân đoạn chia nhỏ, trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa (hoặc dịch vụ) từ khâu đầu tiên đến người tiêu dùng, khi khép kín một chu kỳ kinh tế. Ðến cuối chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ, tổng số thuế thu được ở các công đoạn sẽ khớp với số thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng.
✍ Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn thuần là một khoản được cộng thêm vào giá bán của đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
✍ Thuế GTGT do người tiêu dùng chịu nhưng không phải do người tiêu dùng trực tiếp nộp mà là do người bán sản phẩm (hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc, do trong giá bán hàng hoá (hoặc trong dịch vụ) có cả thuế GTGT. Vì qua từng công đoạn, thuế GTGT đã được người bán đưa vào giá hàng hoá, dịch vụ, cho nên thuế này được chuyển toàn bộ cho người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ cuối cùng chịu.
Theo quy định, doanh nghiệp (DN) phải tự tổ chức khai thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật thông tin về số thuế GTGT phải nộp, được khấu trừ, được hoàn thuế. Việc khai thuế được thực hiện trên “Tờ khai thuế GTGT”, về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, thuế GTGT đầu ra, các khoản điều chỉnh tăng giảm do sai sót các kỳ trước làm tăng giảm thuế kỳ này, số thuế GTGT đã nộp ở địa phương của doanh thu kinh doanh xây dựng vãng lai, ngoại tỉnh, số thuế phải nộp, số thuế còn được khấu trừ. Khi khai thuế DN cũng phải lập các phụ lục theo quy định.
💥Các trường hợp sai sót, nhầm lẫn khi xử lý, kê khai thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp
Kế toán thuế GTGT vừa phải tuân thủ theo quy định kế toán, vừa phải tuân thủ theo Luật Thuế GTGT và các nghị định, thông tư hướng dẫn. Do vậy, việc kê khai thuế GTGT không tránh khỏi nhầm lẫn, sai sót, làm ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp cho NSNN và ảnh hưởng đến trách nhiệm, quyền lợi của DN. Một số trường hợp sai sót, nhầm lẫn DN có thể gặp phải trong quá trình khai thuế GTGT, gồm:
Một là thiếu biên bản giao nhận hàng hóa giữa bên mua và bên bán: Khi phát sinh các giao dịch kinh tế về hàng hóa, sản phẩm giữa bên mua và bên bán, căn cứ vào hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, chứng từ thanh toán kế toán vẫn hạch toán bình thường, mặc dù còn thiếu biên bản giao nhận hàng hóa hoặc biên bản xác nhận công việc hoàn thành.
📌Nếu DN mua hàng căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 152,253,156,…
Nợ TK 133 ( thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111,112,331,…
📌Nếu DN bán hàng căn cứ vào chứng từ kế toán có liên quan, kế toán ghi
Nợ TK 111,112,131
Có TK 511
Có TK 3331 (thuế GTGT phải nộp)
Cuối tháng hoặc quý kê khai thuế, DN vẫn kê khai thuế GTGT đầu vào và đầu ra đối với các giao dịch kinh tế phát sinh mà không có biên bản giao nhận sản phẩm, hàng hóa hoặc biên bản xác nhận công việc hoàn thành. Như vậy, theo quy định của luật thuế GTGT, đơn vị kê khai thuế không chính xác.
Hai là thông tin trong các chứng từ kế toán trong cùng một giao dịch kinh tế không trùng khớp (họ tên; địch chỉ; ngày tháng, mã sản phẩm, tên hàng hóa…): Các thông tin (họ tên, địa chỉ, ngày tháng…) ghi trong hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận hàng hóa, chứng từ thanh toán qua ngân hàng không khớp nhau; Tên mã sản phẩm, hàng hóa ghi trong phiếu nhập kho và Hóa đơn GTGT không khớp nhau… Những sai sót này cơ quan thuế không chấp nhận và không cho phép kê khai thuế GTGT.
Ba là DN mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phát hiện thiếu khi kiểm kê: DN mua sản phẩm, hàng hóa, nếu phát hiện thiếu khi kiểm kê chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào hóa đơn GTGT, biên bản xác nhận hàng hóa thiếu và các chứng thanh toán có liên quan, kế toán ghi:
Nợ TK 1381
Nợ TK 152,152,156,..
Nợ TK 133 ( Thuế GTGT được khấu trừ)
Có TK 111,112,331
Cuối tháng hoặc quý kê khai thuế, DN vẫn kê khai thuế GTGT đối với số sản phẩm, hàng hóa thiếu mà chưa xác định, hoặc chưa có quyết định xử lý. Như vậy, theo quy định Luật Thuế GTGT, DN kê khai thuế GTGT không chính xác.
Bốn là chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: Mặc dù đã có quyết định của Nhà nước về thanh toán không dùng tiền mặt đối với các khoản tiền trên 20 triệu đồng, nhưng một số vẫn đơn vị vẫn mắc phải. Đặc biệt là đối với các giao dịch phát sinh nhiều lần
cùng một nhà cung cấp trong một ngày, nhưng tổng số tiền vượt quá 20 triệu đồng thì cơ quan thuế chỉ chấp thuận những khoản thanh toán qua chuyển khoản.
Năm là thời điểm phát sinh trong các chứng từ kế toán không khớp hoặc không đúng như: Ngày ký hợp đồng phát sinh sau ngày thanh toán hoặc ngày giao hàng; Ngày nhập kho hàng hóa phát sinh trước ngày giao hàng hóa, hoặc thời điểm xuất bán hàng hóa trước thời điểm nhập kho hàng hóa…
Liên hệ Nitoda để được báo giá về dịch vụ vận chuyển và nhận tư vấn về các giải pháp logistics phù hợp