Sau khi TCHQ có Công văn chỉ đạo số 763/TCHQ – PC tới các Cục Hải Quan thì tình hình kiểm tra Nhãn hàng hóa nhập khẩu trở nên vô cùng gắt gao và “nóng”. Doanh nghiệp nhập khẩu hoặc các đơn vị dịch vụ Logistics cần hiểu rõ bản chất và nắm được các thông tin để thực hiện chính xác tránh bị phạt vi phạm.
NITODA JSC xin tổng hợp lại một số vấn đề chính để các Quý khách lưu ý như sau:
I. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN TỚI LĨNH VỰC GHI NHÃN HÀNG HÓA, BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. Luật Hải quan ngày 23/6/2014 (từ Điều 73 đến Điều 76);
2. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/6/2009;
3. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;
4. Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa;
5. Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
II. VĂN BẢN QUY ĐỊNH LĨNH VỰC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
1. Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29/6/2009;
2. Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
3. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
4. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
5. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;
6. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan; Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127/2013/NĐ-CP;
7. Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHÃN MÁC HÀNG HÓA
Qua phân tích và tổng hợp từ Nghị định 43/2017/NĐ-CP, Nitoda xin tóm tắt những ý chính như sau
1. Các khái niệm quan trọng cần chú ý
– Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
– Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
– Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
– Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
– Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ;
2. Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu
Đối với hàng nhập khẩu, cần đảm bảo hàng hóa có nhãn mác khi hàng cập cảng về Việt Nam (khi làm việc với người bán hàng, cần hướng dẫn họ không được quên dán/đóng nhãn mác lên hàng trước khi đóng hàng cho vào container/lên máy bay về Việt Nam)
Nội dung nhãn mác trên hàng tối thiểu cần bao gồm:
a) Tên hàng hóa
(ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa)
b) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
(Tên riêng và địa danh không viết hoa)
c) Xuất xứ hàng hóa
d) Model, mã hàng hóa (nếu có)
Ngoài ra, với một số mặt hàng đặc biệt có những quy định các nội dung tối thiểu khác
Chi tiết về các nội dung bắt buộc trên nhãn mác, xem tại Điều 10, Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Nhãn hàng hóa
LIÊN HỆ NITODA ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ: