Từ tuần 32 đến tuần 35, có 18 chuyến tàu trên các tuyến chính sẽ bị hủy trong tổng số 496 chuyến tàu đã lên lịch trình, tương đương tỷ lệ hủy chuyển là 4%.
Trong bốn tuần tiếp theo, Liên minh The Alliance (gồm các hãng tàu Hapag-Lloyd, ONE, Yang Ming, HMM) đã thông báo hủy 12 chuyến tàu, tiếp theo là Liên minh 2M (bao gồm Maersk và MSC) có 4 chuyến tàu sẽ bị hủy và Liên minh Ocean Alliance (gồm CMA CGM, COSCO, Evergreen) có 2 chuyến tàu sẽ bị hủy, dựa theo số liệu từ hệ thống theo dõi các chuyến tàu bị hủy (Cancelled Sailings Tracker) hàng tuần của Drewry.
Số chuyến tàu bị hủy so với số chuyển đã lên lịch trình (Ảnh: Drewry)
Tỷ lệ số chuyến tàu bị hủy so với số chuyển đã lên lịch trình (Ảnh: Drewry)
Trên các tuyến chính như Xuyên Thái Bình Dương, Xuyên Đại Tây Dương và Á-Bắc Âu & Địa Trung Hải, 18 chuyến tàu bị hủy đã được thông báo trong khoảng thời gian từ tuần 32 đến tuần 35, trong tổng số 496 chuyến tàu theo lịch trình, tương đương tỷ lệ hủy chuyển là 4%.
Drewry nhấn mạnh: “Mùa cao điểm trong mùa hè đang gây thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng vốn đã quá tải,”. Drewry cho biết thêm “các chủ hàng tiếp tục nhận thấy mình phải chấp nhận mức giá cước rất cao và nhiều khoản phí đảm bảo bổ sung khác để có cơ hội hàng hóa được xếp lên tàu đúng lịch trình."
Theo báo cáo của Drewry, tình trạng thiếu tài xế xe tải ở châu Âu, đặc biệt là Vương quốc Anh (UK), cũng góp phần gây ra sự chậm trễ đối với thời gian đến nơi của hàng hóa. Trong đó các siêu thị ở Anh và các nhà bán lẻ có doanh thu cao đang bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Xem thêm: