Bạn muốn tra cứu kích thước container để phục vụ mục đích đóng hàng?
Container là gì?
Container là một thùng chứa hàng làm bằng thép, có kích rất thước lớn, hình hộp chữ nhật. Chúng có ruột rỗng, có cửa mở gồm 2 cánh tại một mặt, có chốt đóng kín. Container thường được vận chuyển bằng xe đầu kéo (đường bộ) hoặc bằng tàu thủy (đường biển) hoặc bằng tàu hỏa (đường sắt). Sức chứa của container được tính theo đơn vị TEU (twenty-foot equivalent units) – Là đơn vị tương đương 20 foot (1 foot = 0.3048 m). Do đó người ta thường gọi 1 container 20 feet là 1 TEU. Vì lý do này mà các biến thể container 40 feet ~ 2 TEU, container 45 feet cũng xem như là 2 TEU.
Kích thước container hiện nay có 3 loại theo tiêu chuẩn quốc tế ISO được dùng khá phổ biến đó là container loại 20 feet, 40 feet và 45 feet và các loại container: Khô, lạnh, Open top, Flat Rack. Tuỳ theo loại hàng hoá của bạn mà chọn loại container cho phù hợp.
Lịch Sử Ra Đời Container
Malcom Purcell McLean (sinh năm 1913) được cho là người đã phát minh ra Container vào khoảng những năm 1935 tại New Jersey – Hoa Kỳ. Với ý tưởng ban đầu là ông ngồi chờ lấy hàng tại những toa tàu tốn kém nhiều thời gian, ông sáng kiến tại sao người ta ko dỡ nguyên 1 toa tàu, từ đó container ra đời.
Kích thước các loại Container
Ngày nay, có đến 90% hàng hoá được vận chuyển bằng container, có thể nói container là một trong những yếu tố của cuộc cách mạng logistics.
Container có nhiều loại, nhiều kích thước khác nhau để phù hợp cho quá trình vận chuyển. Sau đây là những loại container phổ biến hiện nay:
1. Container 20 feet Thường – 20 feet Khô
Đây là loại cơ bản nhất, đại diện cho đơn vị tính TEU. Loại này thường được sử dụng đế đóng những hàng hoá khô, có tính chất nặng, yêu cầu ít về mặt thể tích. Ví dụ như gạo, bột, thép, xi măng…
Bạn nên nhớ được các kích thước dài, rộng, cao của loại 20 feet thường. Vì đây là đơn vị cơ bản nhất (TEU) để suy ra các kích thước của những loại khác.
2. Container 40 feet Khô
Container 40 feet là loại tiêu chuẩn từ cont 20. Các kích thước bên ngoài gần như là gấp đôi cont 20. Nếu cont 20 là 1 TEU thì loại 40′ được tính là 2 TEU. Loại cont này được sử dụng cho các loại hàng hoá yêu cầu nhiều về thể tích nhưng khối lượng nhẹ. Ví dụ như: hàng dệt may, hàng sắn lát, nội thất, nhựa đã gia công (không phải hạt nhựa)….
Khi sử dụng container 40 feet phí cước tàu thường gấp đôi cont 20, nhưng phí THC không gấp đôi so với 20 feet. Phí THC tuỳ mỗi hãng tàu quy định, nhưng cont 40 có phí THC cao hơn tầm 30-40% so với cont 20. Như vậy nếu hàng sử dụng được cont 40 thì bạn nên dùng loại này vì chở được hàng nhiều hơn và phí rẻ hơn.
3. Container 20 feet Lạnh – RF
Trong loại container 20 feet thì cont 20 lạnh (RF) phổ biến hơn so với container 20 feet cao. Loại cont này có kích thước bên ngoài như container 20′ khô, nhưng được trang bị thêm máy làm lạnh, là hệ thống giữ nhiệt. Do đó kích thước bên trong container 20 feet lạnh sẽ khác với cont khô. Máy lạnh và chiều dày của lớp giữ nhiệt làm giảm kích thước bên trọng gồm chiều dài, rộng, cao và làm giảm thể tích của cont 20 lạnh. Hệ thống làm lạnh có thể làm lạnh đến -18 độ C đến 18 độ C. Thường những hàng thuỷ sản người ta dùng đến -18 độ C, những hàng nông sản dùng nhiệt độ mát để bảo quản tầm -4 độ C. Các bạn tưởng tượng rằng 1 phòng diện tích 30m2 sử dụng máy lạnh 1,5HP (1,5 ngựa) thì loại này thường được trang bị máy lạnh có công suất là 7,5 HP cho nhiệt độ lạnh đến -18 độ C, phương pháp làm lạnh gián tiếp. Các máy lạnh được trang bị thường của các hãng CARRIER / THERMOKING/ MITSU/ DAIKIN. Làm những mặt hàng lạnh người ta rất quan tâm đến phí DEM/DET vì chi phí lưu cont loại này rất cao.
4. Container 20 feet Cao (HC)
Loại container 20 feet cao rất ít phổ biến tại Việt Nam và dường như không có. Loại này được sử dụng ở châu Âu. Trong quá trình mình làm việc mình thấy hầu như 99% chưa khách hàng nào hỏi loại này.
5. Container 40 feet Cao – HC
Container 40 cao (HC) là một loại container có kích thước như cont 40 feet thường, nhưng chiều cao cao hơn 1 chút. Loại này được thiết kế nhằm tối ưu đóng hàng cho cont 40. Trên thị trường Logistics loại cont này thường xuyên bị thiếu hụt do nhu cầu rất nhiều.
Xét về góc độ kinh tế thì loại cont này có giá cước tàu, phí THC như 40 feet. Nên loại các chủ hàng rất thích loại này vì đóng được nhiều hơn, thoải mái hơn cho việc đóng hàng
6. Container 40 Cao Lạnh (HC-RF)
Container 40 Cao lạnh giống như cont 40 lạnh nhưng chiều cao thì cao hơn.
7. Container 20 feet Flat Rack
Container 20 feet Flat Rack dùng để chở hàng quá khổ quá tải. Kích thước không khác gì loại cont 20 khô. Cont này người ta không có làm vách và mái (top) ở trên. Thường Container flat rack dùng để chở những hàng đặc biệt như máy móc, những mặt hàng không thể để vừa 1 cont 20 feet. Để làm được hàng này đòi hỏi phải có kích thước chi tiết của hàng, trọng lượng hàng, Giá cước tàu cũng cao hơn nhiều so với cont thường. Các hãng nội địa Việt Nam rất ít cont flat rack thậm chí là không có
8. Container 40 feet Flat Rack
Container 40 feet Flat Rack cũng có tác dụng như cont 20 flat rack là chở hàng quá khổ, quá tải và siêu trường, siêu trọng. Nếu như hàng bạn quá khổ vượt hơn 6m không thể dùng cont 20 feet flat rack thì bắt buộc phải dùng 40 feet flat rack. Cont 40 feet flat rack có chiều cao lọt lòng khá bé (1.950m), vì bản chất họ phải thiết kế dầm chữ I cao để chịu tải trọng lớn.
9. Container 20 feet Open Top (OT)
Container Open Top là loại cont không có nóc, thay vì cont bình thường nóc được thiết kế bằng thép thì loại này dùng tấm bạt để che. Container Open Top dùng để chứa những kiện hàng cồng kềnh nhưng có kích thước hoàn toàn vừa container, không quá khổ như hàng Flat Rack. Loại Open Top đặc biệt phát huy tác dụng trong trường hợp hàng yêu cầu đóng gói và dỡ hàng theo phương thẳng đứng dùng cần cẩu… như các loại vật tư, thiết bị xây dựng, máy móc….
10. Container 40 feet Open Top (OT)
Loại container 40 feet Open Top được thiết kế các thông số kỹ thuật giống với 40 thường, nhưng hở nóc và nóc được làm bằng bạt. Tác dụng như 20 open top.
11. Container Bồn (Tank)
Container tank dùng để chở chất lỏng. Loại này thường tính theo tiêu chuẩn thể tích. Thường có các kích thước với thể tích như sau: 21000 lít, 24000 lít, 25000 lít, 26000 lít. Các nhà kinh doanh container tank họ sẽ thiết kế kích thước để có thể gắn vừa vào “khung” (giống như cont flatrack) để neo bồn có tiêu chuẩn giống những container 20 feet và 40 feet.
12. Container 45 feet
Container 45 feet (45ft High Cube container) ở Việt Nam hầu hết các hãng tàu cũng không sử dụng nhiều. Nếu bạn xin giá thì phải chờ rất lâu để có giá cước cho cont này. Loại này thường dùng để chuyên chở hàng hoá lớn. Đặc điểm nhận dạng của loại cont này thường là ghi số 45 trên vách và trên cửa của container. Loại cont này có kích thước tương đương là 2.25 TEU nhưng do thói quen cũng có một số người gọi là 2 TEU . Bởi vì khi bạn nhìn sơ qua cont 45 có cảm tưởng như loại cont này là container 40 feet có 1 phần “dư” thêm nhú ra.
13. Container 10 feet
Container 10 feet có thể tích 16m3. Đây là loại container được xác nhận là nhỏ nhất dùng để vận chuyển hàng và khá thuận tiện bởi tính nhỏ gọn và linh động của nó. Tuy nhiên loại cont 10 feet không được xếp vào chuẩn modun của ISO. Có thể dùng loại cont 10 feet cũ để làm nhà kho, nhà vệ sinh di động,…
Container 10 feet có kích thước: Dài: 2,991mm, Rộng: 2,438mm; Cao: 2,591mm
Để được tư vấn sâu hơn và báo giá về vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế vui lòng liên hệ: