Trong vài tuần trở lại đây, một số tàu container từ Châu Á tới Châu Âu đã khởi hành dưới mức công suất vì bị thiếu container rỗng.
Khủng hoảng thiếu container trầm trọng chưa từng có: container rỗng đi đâu?
Một hãng vận tải, nguồn tin của The Loadstar, cho hay: “Chúng tôi đã phải khởi hành dưới công suất trong một vài chuyến gần đây vì các kho nội địa tại [Trung Quốc] không có đủ container để đáp ứng nhu cầu”.
Tất cả các hãng vận tải đều báo cáo tình trạng thiếu container 40 feet cao trầm trọng, đôi khi container 40 feet thường và thậm chí cả container 20 feet cũng thiếu.
Số liệu trong báo cáo gần đây nhất cho thấy container rỗng “vẫn đang thiếu” trên toàn Trung Quốc.
Báo cáo này cũng cho biết: “Vì nhu cầu dồn tích sau các tháng không có lịch tàu chạy tăng mạnh, hiện chỉ số tồn kho container rỗng cho loại 40 feet cao trên toàn Trung Quốc chỉ đạt mức 0.05 trong khi chỉ số này là 0.63 cùng kỳ năm ngoái.” Chỉ số trên 0.5 cảnh báo dư container, dưới 0.5 cảnh báo thiếu hụt.
Phát hiện vận tải xuyên Thái Bình Dương tỏ ra sinh lời hơn các tuyến khác, các hãng giao nhận phải tranh giành container rỗng để đảm bảo thị phần lớn nhất có thể. Tuy nhiên, cước giao ngay từ châu Á sang châu Âu tăng đột biến trong những tuần gần đây dường như đã bình ổn lại cơn sốt cạnh tranh về container rỗng giữa hai tuyến này.
Để hạn chế tình trạng bất ổn nghiêm trọng về trang thiết bị, các hãng vận tải biển đã áp dụng một chiến lược táo bạo đối với hàng xuất khẩu châu Âu và Hoa Kỳ, theo đó các hãng này ngừng nhận đơn vận chuyển, ưu tiên lấp đầy các tàu chiều về bằng các container rỗng.
Quả thực, trừ hàng hóa có giá trị, mọi nhà xuất khẩu từ Châu Âu sang Châu Á phải trả thêm 5,000 USD cho một container 40 feet để đặt trước đơn hàng vận chuyển vào tháng Mười hai, một hãng giao nhận tại Anh Quốc cho The Loadstar biết hiện tại nhiều hãng vận tải đã bắt đầu từ chối nhận đơn đặt hàng cho hàng xuất khẩu cho đến tận giữa tháng Một.
“Khách hàng của chúng tôi đã chuẩn bị tâm lý đối mặt với những mức giá vô lý này, nhưng chúng tôi vẫn khó có thể gửi hàng bằng container vì cảng nào cũng đầy hàng. Ngay hiện tại chúng tôi đang có hàng chờ ngay cầu tàu đã bốn tuần, và chúng tôi không biết đến khi nào hàng mới được xếp lên tàu”, ông chia sẻ.
Trong khi đó, container rỗng rất cần ở châu Á lại nằm rải rác xung quanh các kho hàng trên khắp châu Âu, đặc biệt là ở Anh, nơi các cảng bị tắc nghẽn và các container bị hạn chế lên tàu.
Cùng lúc, một khảo sát được thực hiện bởi Container xChange, cộng tác cùng đơn vị tư vấn nghiên cứu hàng hải Đức FraunhoferCML, cho thấy container rỗng vẫn tốn thời gian dài nằm chờ tại các kho nội địa, tốn phí lưu kho mà không hề sinh lợi nhuận cho dù đã có sự hỗ trợ của công nghệ cao.
“container nào cũng cần được dùng gấp mà vẫn phải đợi trung bình 45 ngày tại bãi,” báo cáo này cho biết, thực tế này cũng chỉ ra một điều đáng ngạc nhiên là ở những khu vực thiếu container lại có thời gian chờ cao hơn .
Báo cáo này cũng nhấn mạnh: “Đặc biệt tại các khu vực thiếu hụt container trầm trọng như Trung Quốc và Hoa Kỳ, số ngày lưu container tương đối cao, lên tới 61 ngày tại Trung Quốc và 66 ngày tại Mỹ, trong khi trung bình thế giới chỉ là 45 ngày.”