Kết quả hoạt động kinh doanh của hãng tàu vận chuyển container OOCL trong quý 1 năm 2020 và xu hướng thị trường vận tải container quốc tế trong thời gian tới sắp tới.
Chỉ số FBX cho thấy giá cước vận chuyển trên toàn cầu vẫn duy trì ổn định, giá cước vận chuyển từ châu Á đến bờ Tây Hoa Kỳ chỉ giảm 1% so với tuần trước, trong khi giá vận chuyển từ châu Á đến châu Âu đã ghi nhận mức tăng nhỏ, cũng là 1%.
Đối với OOCL, hãng đã công bố số liệu quý 1, "Trong quý đầu tiên của năm 2020 (kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2020), tổng sản lượng giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng doanh thu tăng 5,5% lên 1.540,3 triệu USD. Công suất tải giảm 1,7%. Hệ số tải tổng thể tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng doanh thu trung bình trên mỗi TEU tăng 6,0% so với quý đầu tiên của năm trước".
Sản lượng của hãng tàu OOCL trong các tuyến nội Á và châu Đại dương đã giảm 4,5%, nhưng doanh thu tăng 10,8%. Điều này cho thấy các hãng đã thành công trong việc duy trì thu nhập của họ trong giai đoạn đầu của đại dịch.
Tuy nhiên, sản lượng lớn nhất của OOCL là tuyến vận chuyển đến Châu Âu và Hoa Kỳ, bao gồm cả các tuyến vận tải xuyên Đại Tây Dương. Tất cả các tuyến này đã cho thấy sản lượng và doanh thu tăng rõ rệt trong ba tháng đầu năm so với quý 1 năm 2019. Ngoại trừ doanh thu tuyến vận chuyển xuyên Thái Bình Dương vẫn duy trì không đổi so với năm trước.
Tạp chí chuyên ngành Sunday Spotlight đã thống kê việc hủy bỏ các chuyến tàu trong thời gian xảy ra đại dịch và trong tuần này, số liệu cho thấy con số đã tăng lên đến 460 chuyến tàu bị hủy. Nhưng có lẽ bình luận quan trọng nhất trong tuần này từ Sea-Intelligence, đó là nhu cầu các nền kinh tế chỉ mới bước vào giai đoạn thu hẹp kéo dài.
"Tuần trước, tuyến vận chuyển Châu Á-Bắc Âu đã có đến 38% công suất tải bị cắt giảm, và trong những tuần tới, các tuyến vận tải xa khác cũng sẽ bị tác động cao nhất, ví dụ như tuyến vận tải từ Địa Trung Hải đến Bờ Đông Bắc Mỹ có công suất tải đã bị cắt giảm đến 33% trong tuần 19 và tuyến vận tải từ Châu Á đến khu vực Bờ đông Nam Mỹ đã chứng kiến sự cắt giảm công suất rất lớn, lên đến 59% trong tuần 20", theo Sunday Spotlight.
Các chuyến tàu bị hủy trên Thái Bình Dương sẽ làm giảm 29% sức tải cho Bờ Tây và 31% cho Bờ Đông Hoa Kỳ.
Từ nhu cầu của các tuyến chính trên Thái Bình Dương và Châu Á-Châu Âu, có thể dự báo doanh thu giảm do sản lượng giảm, điều tương tự cũng diễn ra trên các tuyến vận tải Đại Tây Dương.
Theo số liệu của Sea-Intelligence cho thấy, các chuyến tàu bị hủy đang ở thời điểm cao nhất trong đại dịch này, nhưng tác động lên chuỗi cung ứng sẽ được kéo dài sang quý 2 với việc hàng hóa xuất khẩu phải cạnh tranh chỗ với các container rỗng.
Theo FBX, một tình huống đã xảy ra ở tuyến vận chuyển từ khu vực Địa Trung Hải đến châu Á, tuyến có giá cước vận chuyển bị giảm xuống mức rất thấp vào cuối tháng 2 vừa qua, với mức giá giảm xuống còn 455 USD/FEU và đã tăng trở lại mức 940 USD/FEU vào ngày 24 tháng 4.
Theo báo cáo của Sunday Spotlight, "Trong 6-8 tuần tới, chúng ta sẽ thấy rất rõ một giai đoạn mà tổng khối lượng nhu cầu của hàng hóa xuất khẩu và số lượng container chuyển rỗng vượt quá tổng công suất vận tải có sẵn trên thị trường. Trong quá khứ, với tình huống này, các hãng vận chuyển ưu tiên việc luân chuyển container rỗng, hạn chế số lượng đặt chỗ, và kết quả là giá cước vận chuyển sẽ tăng".
XEM THÊM:
OOCL đặt hàng năm tàu container lớn
Các cảng châu Âu chuẩn bị cho sự sụt giảm hàng hóa trong quý 2
COSCO vẫn tăng được doanh thu trên mỗi TEU khi sản lượng bị giảm
Số chuyến tàu vận chuyển container bị hủy đang đạt đỉnh điểm trong đại dịch COVID-19
Các chuyến tàu container bị hủy đã tăng lên đến con số 435
Cước vận chuyển container châu Á-châu Âu bất chấp nhu cầu suy giảm
Vận chuyển container từ châu Á đi Mỹ lao dốc trong tháng 3
Số chuyến tàu vận chuyển container bị hủy tăng hơn 400% trong một tuần