Hãng tàu China United Line (CU Lines), lần đầu tiên khai trương tuyến vận chuyển giữa Hàn Quốc và Đông Nam Á sau khi mua chỗ trên dịch vụ Hải Phòng Express (HPX) do hãng vận tải Hàn Quốc HMM và CK Line khai thác.
Tàu container hãng tàu CU Lines
Chủ yếu hoạt động trong vùng biển nội địa của Trung Quốc và eo biển Đài Loan, chủ sở hữu chính của hãng tàu CU Lines, với 55% cổ phần là Unitrans, một công ty do Chính phủ Trung Quốc kiểm soát.
Dịch vụ mới sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 8. Dịch vụ HPX ghé Incheon, Busan, Hong Kong và Hải Phòng, Việt Nam.
Hãng tàu HMM và hãng tàu CK Line mỗi bên sẽ triển khai một tàu container 1.200 TEU cho dịch vụ HPX, và đại lý tàu biển Hàn Quốc Star Ocean Line được thiết lập để đại diện cho CU Lines tại nước này.
Chủ tịch Star Ocean, Eom Tae-Man, cho biết công ty “đang mở rộng hoạt động kinh doanh đại lý của mình bằng cách đại diện cho các hãng tàu từ các quốc gia khác nhau, chẳng hạn như China’s CU Lines, Singapore’s Feedertech và Perma Shipping Line.”
Cạnh tranh gay gắt trong các tuyến vận chuyển Đông Á-Đông Nam Á đang gia tăng, một điểm được Bộ trưởng Bộ Hàng hải và Thủy sản Hàn Quốc - Moon Seong-hyeok - lưu ý khi ông đưa ra kế hoạch mở rộng 5 năm nhằm hồi sinh ngành vận tải biển vào ngày 12 tháng 8 năm 2020.
Ngay khi dịch vụ HPX được đưa vào hoạt động, một nhà khai thác trung chuyển khác của Hàn Quốc là Pan Continental Shipping (PanCon Line) đã thông báo rằng họ sẽ triển khai một tàu thuộc sở hữu của mình để tăng năng lực trên dịch vụ BIH với tuyến Busan-Incheon-Hải Phòng.
Kể từ khi dịch vụ BIH bắt đầu vào cuối năm 2015, PanCon Line đã mua chỗ từ nhà khai thác trung chuyển đồng hương là hãng tàu Namsung Shipping. Từ ngày 25 tháng 8, PanCon Line sẽ triển khai tàu PanCon Victory 1.000TEU để bổ sung cho công suất của Namsung.
Vào ngày 18 tháng 8, nhà khai thác trung chuyển của Thái Lan Regional Container Lines và Gold Star Line có trụ sở tại Hồng Kông sẽ khai trương tuyến dịch vụ nối Thành phố Hồ Chí Minh với Singapore và Port Klang của Malaysia, sử dụng tàu 900 TEU.
Sản lượng container giữa Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, ngày càng tăng do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến các nhà sản xuất chuyển một số hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.