Khối lượng lớn hàng hóa đang dịch chuyển từ vận tải đường hàng không sang đường biển khi giá cước đường biển giảm mạnh và các vấn đề tắt nghẽn được cải thiện tốt hơn.
Trong hai năm qua, ngành vận tải hàng không đã được hưởng lợi từ sự chuyển đổi phương thức từ đường biển sang đường hàng không nhưng các công ty giao nhận hàng đầu đã chỉ ra rằng xu hướng đã bắt đầu đảo ngược trong quý 2 năm nay.
CH Robinson và DHL Global Forwarding cho biết trong quý 2 đã có sự dịch chuyển trở lại đường biển do chi phí vận chuyển container giảm và tắc nghẽn tại các cảng cũng giảm bớt.
CH Robinson cho biết: “Việc chuyển đổi vận tải hàng không trở lại vận tải đường biển đã tiếp tục với việc nhiều chủ hàng đang tìm cách giảm chi phí chuỗi cung ứng thấp hơn bằng cách chấp nhận thời gian vận chuyển hàng hóa đường biển dài hơn.”
Công ty giao nhận có trụ sở tại Hoa Kỳ đã ghi nhận sản lượng tấn vận chuyển hàng không giảm 6% trong thời gian này một phần do sự chuyển dịch trở lại đường biển.
Viết trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 2, DHL Global Forwarding giải thích sự sụt giảm về sản lượng hàng không trong năm nay: “Sản lượng vận tải hàng không giảm vừa phải, một phần do sự thay đổi phương thức đối với các sản phẩm vận tải đường biển, khi khách hàng nhận ra mức độ tin cậy của lịch trình được tiếp tục cải thiện trong vận tải đường biển.”
Sản lượng vận chuyển hàng không trong quý 2 của công ty giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2021 xuống 477.000 tấn.
Trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, ngành vận tải hàng không đã tăng sản lượng do giá cước đường biển tăng cao và sự gián đoạn trong vận chuyển đường biển.
CH Robinson cho biết sự gián đoạn này đang giảm bớt do nhu cầu trên biển giảm bớt.
Sự khác biệt về chi phí giữa hai phương thức vận chuyển này cũng đang tăng trở lại.
Năm ngoái, Tom Crabtree, giám đốc khu vực, bộ phận phân tích thị trường của Boeing Commercial Airplanes - vận chuyển hàng không, chỉ ra số liệu thống kê cho thấy giá cước đường biển cao đã được thu hẹp chênh lệch chi phí giữa đường hàng không và đường biển.
Giá vận tải hàng không tại thời điểm giữa năm 2021 cao hơn vận tải biển khoảng sáu đến tám lần, thấp hơn nhiều so với mức chênh lệch giá thông thường từ 10-20 lần.
Thống kê từ báo cáo của Drewry Sea & Air Freight Shipper Insight cho thấy giá cước container trung bình năm ngoái cao hơn 225% so với năm 2020 ở mức 7.379 USD/FEU (đơn vị tương đương container 40ft), tiếp theo là mức tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Và trong thời điểm đầu năm nay, giá đã tăng hơn 87% so với cùng kỳ năm ngoái lên chỉ hơn 9.000 USD/FEU.
Tuy nhiên, giá cước đã giảm mạnh kể từ đó và hiện ở mức khoảng 6.430 USD cho mỗi FEU.
Xem thêm: