Giá cước vận chuyển container từ Châu Á đến Bờ Tây Bắc Mỹ đã trở lại ở mức của năm 2019 trong khoảng một tháng nay và giá cước từ Châu Á đến Bờ Đông Bắc Mỹ chỉ cao hơn 12% so với tháng 12 năm 2019 do nhu cầu và tình trạng tắc nghẽn giảm bớt.
Giá cước vận tải biển Châu Á - Bắc Mỹ trở lại mức năm 2019 (Ảnh: Nitoda)
Sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu đường biển do đại dịch đã thúc đẩy vận chuyển hàng hóa toàn cầu – và giá cước – lên mức kỷ lục vào năm 2021 và 2022. Theo Freightos, chi phí logistics đã góp phần quan trọng trong việc tăng lạm phát và nó có thể yếu tố quan trọng không kém tác động đến phục hồi khi giá cước giảm và hoạt động bình thường trở lại.
Giá cước vận chuyển container trên tuyến xuyên Thái Bình Dương, từ Châu Á đến Bờ Tây Bắc Mỹ đã ổn định trở lại ở mức của năm 2019 trong khoảng một tháng nay và giá cước từ Châu Á đến Bờ Đông Bắc Mỹ chỉ cao hơn 12% so với tháng 12 năm 2019 do nhu cầu và tình trạng tắc nghẽn giảm bớt.
Ngoài ra, giá cước tuyến Á - Âu đã giảm 50% trong sáu tuần qua, nhưng vẫn cao hơn 30% so với năm 2019 do số chuyến tàu bị hủy ngày càng tăng, tình trạng tắc nghẽn và một số gián đoạn về lao động gần đây có thể làm chậm các hoạt động.
Các hãng vận tải dự kiến sẽ bỏ trống khoảng một nửa số chuyến tàu đi từ châu Á theo lịch trình trong những tháng sau Tết Nguyên đán, trong khi một số nhà sản xuất châu Á sẽ có điều chỉnh bất thường là ngừng hoạt động vào dịp lễ sớm nhất là vào tuần thứ hai của tháng Giêng khi thấy dấu hiệu của nhu cầu giảm xuống.
Freightos báo cáo rằng giá cước Châu Á-Bờ Tây Hoa Kỳ giảm 3% xuống còn 1.377 USD/FEU. Giá cước này thấp hơn 91% so với cùng thời điểm năm ngoái. Giá cước từ Châu Á-Bờ Đông Hoa Kỳ cũng giảm 10% xuống còn 2.924 USD/FEU và thấp hơn 82% so với giá của tuần này năm ngoái, trong khi giá Châu Á-Bắc Âu tăng 11% lên 2.405 USD/FEU và thấp hơn 83% so với mức giá cước trong cùng tuần này năm ngoái.
Judah Levine, trưởng bộ phận nghiên cứu, lưu ý rằng khối lượng giao dịch chậm lại đã khiến giá cước từ Châu Á - Bờ Tây Hoa Kỳ ổn định ở mức của năm 2019 trong khoảng một tháng nay. Giá ở Bờ Đông tiếp tục giảm 10% kể từ tuần trước do nhu cầu giảm và tình trạng tắc nghẽn - và mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại trong tháng 12, nhưng giá hiện tại chỉ cao hơn 12% so với mức của năm 2019.
Hơn nữa, giá cước châu Á - Bắc Âu đã giảm 50% kể từ giữa tháng 11. Tuy nhiên, các chuyến tàu trống, một số tắc nghẽn kéo dài và gián đoạn lao động mới ở một số cảng có thể được kết hợp để giữ giá cao hơn 30% so với tháng 12 năm 2019.
Giá cước trên tuyến xuyên Đại Tây Dương trên 5.600 USD/FEU vẫn cao gần gấp ba lần so với năm 2019, mặc dù thực tế là giá này đã giảm 30% so với mức cao nhất từ tháng 5 đến tháng 9 là 8.000 USD/FEU khi các hãng vận tải bổ sung sức tải cho tuyến đường vẫn đang sinh lợi này và tắc nghẽn giảm bớt.
Hơn nữa, các hãng vận tải dự kiến sẽ bỏ trống khoảng 50% tổng số chuyến tàu theo lịch trình từ châu Á đến Mỹ và châu Âu sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (LNY) – kéo dài từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 – cho thấy họ dự đoán tình trạng chậm lại sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Những tháng sau Tết Nguyên đán thị trường tạm lắng cho đến khi hàng tồn kho cạn kiệt và nhu cầu tăng sớm nhất sẽ rơi vào quý hai của năm, hoặc có thể không cho đến mùa cao điểm năm sau.
Theo Levine, một dấu hiệu khác của nhu cầu sụt giảm là động thái bất thường của một số nhà sản xuất châu Á nhằm đóng cửa nghỉ lễ sớm nhất là vào tuần thứ hai của tháng Giêng.
Theo phân tích của Freightos, việc nới lỏng các hạn chế về covid ở Trung Quốc cũng góp phần khiến nhiều công nhân nghỉ ốm hơn, trong khi các phương thức khác cũng sẽ làm giảm năng lực vận chuyển của sà lan và xe tải vào đầu tháng, điều này cũng có thể khiến kỳ nghỉ lễ bắt đầu sớm hơn.
Xem thêm: