Theo Bimco, sau một thời gian giá cước vận tải container ngắn hạn chạm mức cao kỷ lục trên nhiều tuyến chính, giá cước dài hạn cũng đang có xu hướng tăng.
Giá cước vận tải dài hạn, đặc biệt đối với tuyến vận chuyển giữa Viễn Đông và Hoa Kỳ, đã tăng vọt, dựa theo sự phát triển trong các hợp đồng ngắn hạn, vốn đã chứng kiến tăng giá cước đến Hoa Kỳ (cả hai bờ biển) nhanh hơn sự tăng giá cước giao ngay đến châu Âu.
“Giá cước vận chuyển dài hạn tại Bờ Tây Hoa Kỳ là lần đầu tiên có sự tăng vọt, sau một thời gian dài với giá cước giảm nhẹ. Trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10, giá cước dài hạn đã tăng lên 2.052 USD mỗi FEU từ mức 1.496 USD, tương đương với mức tăng 37,2%. Kể từ đó, nó đã giảm xuống còn 2.014 USD mỗi FEU vào ngày 13 tháng 10. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 44,1% so với mức giá cùng ngày năm ngoái (1.398 USD/FEU) ”, Peter Sand, trưởng bộ phận phân tích vận chuyển tại Bimco cho biết.
“Giá cước dài hạn giữa Viễn Đông và Bờ Đông Hoa Kỳ thậm chí còn tăng mạnh hơn so với ở Bờ Tây, với mức tăng 721 USD/FEU; từ 2,412 mỗi FEU vào ngày 30 tháng 9 đến 3,133 USD mỗi FEU vào ngày 1 tháng 10. Một lần nữa, giá cước dài hạn đã giảm, nhưng ở mức 3,207 USD/FEU, nó vẫn cao hơn 25,7% so với ngày tương ứng vào năm 2019,” Sand viết.
Sau khi doanh số bán lẻ giảm gần 15% trong tháng 4 do hậu quả của các biện pháp phong tỏa virus Corona (Covid-19) ở Mỹ, doanh số bán lẻ từ đó đã cho thấy khả năng phục hồi. Sau 8 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ hiện tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
“Nhu cầu hàng hóa tăng mạnh đồng nghĩa với việc vận chuyển container ít bị ảnh hưởng hơn so với số liệu tăng trưởng chung cho thấy, vì các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất ít phụ thuộc vào thương mại. Vận chuyển container vào Mỹ ít bị ảnh hưởng hơn so với tốc độ tăng trưởng chung, vì nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất (ví dụ như ngành dịch vụ)”, Sand giải thích.
Ông nói thêm: “Hơn nữa, sự sụt giảm nhập khẩu trong nửa đầu năm có nghĩa là hàng tồn kho cần được cung cấp lại và các nhà nhập khẩu có thể đang tìm cách bổ sung trước cho kho hàng trước nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng từ đợt thứ hai của Covid-19”.
Cũng giống như việc tăng giá cước giao ngay thấp hơn trên các tuyến đường giữa Viễn Đông và châu Âu, thì giá cước dài hạn cũng vậy. Không giống như các đối tác Mỹ tăng 721 USD/FEU và 556 USD/FEU, giá cước dài hạn đến Bắc Âu từ châu Á đã có mức tăng ít hơn và từ từ. Chúng hiện đứng ở mức 1.600 USD mỗi FEU, cao hơn 173 USD so với ngày 30 tháng 9.
Sự phục hồi về sản lượng đã yếu hơn so với sự phục hồi của tuyến vận chuyển từ Viễn Đông đến Bắc Mỹ. Sản lượng lũy kế giữa Viễn Đông và Châu Âu giảm 10,3% trong 8 tháng đầu năm, giảm 1,2 triệu TEU so với cùng kỳ năm 2019.