Mặc dù tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại, Drewry đã nâng mức lợi nhuận dự kiến cho các hãng tàu container trong năm 2021 lên 190 tỷ USD và thậm chí cao hơn trong năm 2022.
Giá cước vận chuyển container tăng cao kỷ lục
Lợi nhuận từ vận tải container đang tiếp tục tăng lên mức cao mới và Drewry đã lưu ý trong báo cáo Dự báo vận tải container mới nhất của mình rằng trong Quý 3 năm 2021, EBIT của ngành vận tải container là 70,9 tỷ USD, “một sự cải thiện đáng kinh ngạc gấp 9 lần” so với năm trước.
Từ con số lợi nhuận quý 3 mang lại, tổng lợi nhuận trong chín tháng đầu năm 2021 cho lĩnh vực này đã tăng mạnh, với EBIT đạt 136,5 tỷ USD. Điều này đã khiến Drewry phải nâng dự báo cả năm lên 190 tỷ USD từ 150 tỷ USD trước đó.
Nhìn vào năm 2022, Drewry cho biết sự kết hợp giữa lạm phát gia tăng, sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng đang diễn ra và biến thể Omicron Covid-19 đang nguy cơ làm chậm tốc độ tăng trưởng trong việc xếp dỡ container tại cảng, và kết quả là dự báo tăng trưởng thông qua cảng cho năm 2022 đã giảm xuống còn 4,6% từ 5,2% trước đó.
Simon Heaney, Giám đốc Cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu Container của Drewry, nhận xét: “Chúng tôi nghĩ rằng Quý 3 năm 2021 có thể là Quý cho lợi nhuận cao nhất của các hãng vận tải, nhưng kết quả hàng quý trong năm 2022 sẽ tiếp tục ổn định hơn và sẽ cao hơn một chút.”
Ước tính EBIT của Drewry cho vận chuyển container trong năm 2022 là 200 tỷ USD, cao hơn khoảng 10 tỷ USD so với năm 2021, với tỷ suất lợi nhuận là 37%.
“Cơ sở dự báo lợi nhuận suôn sẻ hơn bắt nguồn từ việc xoay trục khỏi thị trường giá cước vận chuyển giao ngay đầy biến động (và có khả năng giảm nhiều) hướng tới các hợp đồng dài hạn hơn dự kiến sẽ được ký kết ở mức cao hơn nhiều trong các cuộc đàm phán sắp tới,” Heaney nói.
Drewry lưu ý rằng các hãng tàu sẽ có nhiều tiền mặt nhàn rỗi để trả các khoản nợ, chia cổ tức cho cổ đông và theo đuổi các cơ hội tăng trưởng. Theo báo cáo của Seatrade Maritime News, năm ngoái, các hãng đã đặt hàng số lượng kỷ lục 548 con tàu có sức chở 4,2 triệu TEU.
Các hãng tàu cũng đã chi hàng tỷ USD cho các thương vụ mua lại trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng.
“Đại dịch và cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tiếp theo là động lực chính dẫn đến lợi nhuận của hãng tàu tăng cao cùng với sự tăng giá cổ phiếu. Nói một cách dễ hiểu, tắc nghẽn càng kéo dài thì giá cước và lợi nhuận của hãng tàu sẽ ở mức cực kỳ cao”.
Xem thêm:
- Giá cước vận chuyển tuyến Châu Á-Bờ Tây Hoa Kỳ tăng đột biến trước Tết Nguyên đán
- Cước vận chuyển container quốc tế năm 2022 'sẽ ở mức cao hơn bao giờ hết'
- Các hãng tàu hủy 13% số chuyến, làm tăng thêm áp lực lên chuỗi cung ứng
- Maersk có kết quả kinh doanh Q4 2021 vượt mong đợi khi giá cước tăng đến 80%
- Tình trạng tắc nghẽn cảng đang trở nên tồi tệ hơn khi bước vào năm 2022 - Sea-Intel
- Chuỗi cung ứng tiếp tục với nhiều khó khăn trong năm 2022