KIỂM DỊCH ĐỘNG - THỰC VẬT LÀ GÌ?
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Kiểm dịch động vật là việc lấy mẫu để kiểm tra xét nghiệm xem động vật, hoặc sản phẩm nguồn gốc động vật xem có đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không. Mục đích là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng bị nhiễm dịch bệnh không lây lan giữa các quốc gia.
Kiểm dịch động - thực vật đều thuộc loại kiểm tra chất lượng, một số mặt hàng bắt buộc phải kiểm tra. Nếu lô hàng không được kiểm dịch sẽ bị “hoãn” khi làm thủ tục hải quan.
DANH MỤC CÁC VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
1. Thực vật
Cây và các bộ phận còn sống của cây.
2. Sản phẩm của cây
a) Các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây;
b) Các loại tấm, cám, khô dầu, sợi tự nhiên dạng thô, xơ thực vật;
c) Bột, tinh bột có nguồn gốc thực vật (trừ bột nhào, tinh bột biến tính);
d) Cọng thuốc lá, thuốc lá sợi, thuốc lào sợi, men thức ăn chăn nuôi, bông thô, phế liệu bông, rơm, rạ và thực vật thủy sinh;
e) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;
f) Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật;
g) Giá thể trồng cây có nguồn gốc thực vật.
3. Các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men).
4. Kén tằm, gốc rũ kén tằm và cánh kiến.
5. Các loại côn trùng, nhện, nấm bệnh, tuyến trùng, vi khuẩn, virus, phytoplasma, viroid và cỏ dại phục vụ cho công tác giám định, tập huấn, phòng trừ sinh học và nghiên cứu khoa học.
6. Phương tiện vận chuyển, bảo quản vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
7. Các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật sẽ do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
8. Trường hợp xuất khẩu những vật thể không thuộc Danh mục quy định tại Điều này sẽ được thực hiện kiểm dịch thực vật theo yêu cầu của nước nhập khẩu và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập.
➤ Chi tiết thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT
Về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
➤ Chi tiết Bảng mã số HS đối với danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
➤ Chi tiết Thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật hàng xuất khẩu
DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH
1. Động vật:
a, Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.
b, Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim làm cảnh và các loài chim khác.
c, Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ và các loài động vật thí nghiệm khác.
d, Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài động vật hoang dã khác.
e, Các loại động vật khác: Ong, tằm, các loại côn trùng khác.
2. Sản phẩm động vật:
a, Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật quy định tại mục I của Danh mục này ở dạng tươi sống, hun khói, phơi khô, sấy, ướp muối, ướp lạnh, đông lạnh, đóng hộp.
b, Lạp xưởng, pate, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế, chế biến.
c, Sữa tươi, sữa chua, bơ, pho mát, sữa hộp, sữa bột, sữa bánh và các sản phẩm từ sữa.
d, Trứng tươi, trứng muối, bột trứng và các sản phẩm từ trứng.
e, Trứng gia cầm giống, trứng tằm; phôi, tinh dịch động vật.
f, Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật.
g, Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
h, Dược liệu có nguồn gốc động vật: Nọc rắn, nọc ong, vẩy tê tê, mật gấu, cao động vật, men tiêu hóa và các loại dược liệu khác có nguồn gốc động vật.
i, Da động vật ở dạng: Tươi, khô, ướp muối.
j, Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật: Hổ, báo, cầy, thỏ, rái cá và từ các loài động vật khác.
k, Lông mao: Lông đuôi ngựa, lông đuôi bò, lông lợn, lông cừu và lông của các loài động vật khác.
n, Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác.
m, Răng, sừng, móng, ngà, xương của động vật.
o, Tổ yến, các sản phẩm từ yến.
p, Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong.
q, Kén tằm.
Các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
➤ Chi tiết Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT; 35/2018/TT-BNNPTNT
Về danh mục động vật thuộc diện kiểm dịch
Doanh nghiệp có nhu cầu làm kiểm dịch động thực vật hãy đến với Nitoda để được tư vấn và cung cấp dịch vụ kiểm dịch động - thực vật tốt nhất với chi phí hợp lý nhất trong thời gian nhanh nhất!
Mọi thông tin xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NITODA
Địa chỉ: Số 204 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0978222650
Email: annaphuong@nitoda.com
Website: https://www.nitoda.com