Hiện nay có một thực tế các doanh nghiệp khai hải quan thường gặp phải đó là giữa người khai hải quan và cơ quan Hải quan không có sự thống nhất về mã Hồ sơ, tên hàng, chủng loại…dẫn đến việc 2 bên không thể đưa ra được kết quả chính xác nhất cho mặt hàng khai báo. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp bởi sẽ làm chậm quá trình thông quan hàng hóa, gây mất thời gian cho cả phía các doanh nghiệp và cơ quan Hải quan.
Dưới đây Nitoda xin chia sẻ Quy trình về phân tích phân loại hàng hóa:
Phân tích để phân loại hàng hóa
- Trường hợp cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định tính chính xác việc phân loại hàng hóa của người khai hải quan thì thực hiện phân tích để phân loại hàng hóa.
- Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện thực hiện phân tích hàng hóa thì sử dụng dịch vụ giám định của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật về dịch vụ giám định thương mại để làm cơ sở thực hiện.
- Để phân loại hàng hóa, người khai hải quan có thể sử dụng các dịch vụ giám định hàng hóa của các tổ chức giám định theo quy định của pháp luật hoặc cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định các thông tin về thành phần, tính chất lý, hóa, tính năng, công dụng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại
Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích hàng hóa có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ yêu cầu phân tích; hồ sơ gồm:
✔ Phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số 05/PYCPT/2014 Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 14/2015/TT-BTC).
✔ Phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa.
✔ Mẫu hàng hóa yêu cầu phân tích
Mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phân tích để phân loại
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định:
a. Lấy mẫu hàng hóa
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại Khoản 5 Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015. Việc lấy mẫu thực hiện theo phiếu yêu cầu phân tích kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (theo mẫu số 05/PYCPT/2015 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này). Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.
- Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến.
b. Số lượng mẫu: 02 mẫu
- Trường hợp không thể lấy đủ số lượng mẫu thì lấy 01 mẫu và gửi kèm catalogue, hình ảnh của mẫu.
- Trường hợp người khai hải quan chỉ nhập khẩu 01 mẫu thì không thực hiện lấy mẫu.
c. Giao nhận mẫu
- Cơ quan hải quan nơi có yêu cầu phân tích trực tiếp gửi mẫu. Trường hợp người khai hải quan đề nghị được trực tiếp chuyển mẫu thì phải chịu trách nhiệm về tính toàn vẹn của mẫu và thời gian gửi mẫu.
- Mẫu chỉ có giá trị pháp lý khi còn nguyên niêm phong.
- Về khối lượng mẫu cần lấy tùy theo từng loại mặt hàng được quy định cụ thể tại mục 2 phần IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 2131/QĐ-TCHQ ngày 31/07/2015 của Tổng cục Hải quan.
Thời gian phân tích
- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa (theo mẫu số 08/TBKQPL/2015)
- Trường hợp cơ quan hải quan gửi mẫu trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định thì trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, trường hợp mẫu hàng hóa phức tạp cần có thêm thời gian thì không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định hàng hóa, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa (theo mẫu số 08/TBKQPL/2015)
Sơ đồ tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ xác định trước mã số, ban hành thông báo kết quả xác định trước mã số
Căn cứ pháp lý về phân tích phân loại hàng hóa XNK
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC: Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa;
- Quyết định 583/QĐ-TCHQ 2019: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế
- Quyết định số 1921/QĐ-TCHQ: Quy trình phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Quyết định số 2999/QĐ-TCHQ: Quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Nitoda để được tư vấn hỗ trợ và cảm nhận dịch vụ tốt nhất!
CÔNG TY CỔ PHẦN NITODA
Địa chỉ: Số 204 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0978222650
Email: annaphuong@nitoda.com
Website: https://www.nitoda.com