Bạn là nhà sản xuất/ nhập khẩu và đang quan tâm đến dán nhãn năng lượng hàng hóa với nhiều câu hỏi:
🔻 Dán nhãn năng lượng là gì?
🔻 Mặt hàng của bạn có thuộc sản phẩm phải dán nhãn năng lượng?
🔻 Thủ tục như thế nào?...
Nitoda với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thủ tục dán nhãn năng lượng cho các doanh nghiệp - chúng tôi xin chia sẻ các thông tin cơ bản về dán nhãn năng lượng như sau:
Nhãn năng lượng là gì?
Nhãn năng lượng là một loại tem dán trên các thiết bị tiêu thụ năng lượng, cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó.
Nhãn năng lượng gồm 2 loại sau:
- Nhãn năng lượng xác nhận: là nhãn thể hiện hình biểu tượng Tiết kiệm năng lượng (Ngôi sao năng lượng Việt); được dán cho các phương tiện, thiết bị lưu thông trên thị trường khi có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ.
- Nhãn so sánh: là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng (từ 1 sao đến 5 sao)
Những mặt hàng phải dán nhãn năng lượng
Có phải mặt hàng nào cũng phải dán nhãn năng lượng?
Theo, danh mục các mặt hàng phải dán nhãn năng lượng bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy pho to copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
- Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Ngoài ra, các bạn tham khảo thêm Thông tư 36/2016/TT-BCT một số sản phẩm không áp dụng quy định dán nhãn năng lượng
Thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thực hiện thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng.
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận
- Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm
- Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm đã đáp ứng đủ điều kiện (đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức nước ngoài)
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến
Nitoda cung cấp dịch vụ dán nhãn năng lượng trọn gói, uy tín, nhanh chóng!
🔷 Tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục dán nhãn năng lượng cho sản phẩm
🔷 Chuẩn bị hồ sơ dán nhãn năng lượng cho khách hàng
🔷 Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
🔷 Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn và làm dịch vụ dán nhãn năng lượng, NITODA tự tin có thể giải đáp mọi thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề này.
Mời bạn tham khảo Dịch vụ dán nhãn năng lượng của chúng tôi nhé:
Dịch vụ dán nhãn năng lượng của Nitoda
Quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NITODA
Địa chỉ: Số 204 Hồng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 0978222650
Email: annaphuong@nitoda.com
Website: https://www.nitoda.com