Nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam xuất khẩu sang EU hưởng ưu đãi theo EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/03/2021.
Theo Bộ Công thương, EU hiện là thị trường có quy mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỉ USD/năm. Theo cam kết tại EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để hưởng lợi ích về cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ, trong đó, quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" với yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam, hoặc các nước thành viên EU, hoặc các nước đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU (Hàn Quốc, Nhật Bản).
Với việc Hàn Quốc và EU đã ký hiệp định thương mại tự do từ năm 2010, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã đồng ý Nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam xuất sang EU.
Việt Nam nhập khẩu vải từ Hàn Quốc lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với giá trị nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm, chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam.
Với việc Hàn Quốc và EU đã ký hiệp định thương mại tự do từ năm 2010, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đã đồng ý Nguyên tắc cộng gộp vải nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc để sản xuất sản phẩm dệt may tại Việt Nam xuất sang EU.
Việt Nam nhập khẩu vải từ Hàn Quốc lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với giá trị nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm, chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam.
Hiện nay, Hàn Quốc và Việt Nam đã ký công hàm trao đổi về việc thực hiện nguyên tắc cộng gộp xuất xứ vải theo Hiệp định EVFTA và đã có thông báo với EU. Theo đó, nguyên tắc cộng gộp vải có xuất xứ từ Hàn Quốc sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/03/2021. Chi tiết thực hiện theo Thông tư 11/2020/TT-BCT: Quy Định Quy Tắc Xuất Xứ Hàng Hóa Trong Hiệp Định Thương Mại Tự Do Giữa Việt Nam Và Liên Minh Châu Âu.
Thỏa thuận này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc để sản xuất, xuất khẩu đi thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ Thông tư 11/2020/TT-BCT để làm Chứng nhận xuất xứ và hưởng ưu đãi Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ mang lại.
-----------------------------------
Liên hệ với Nitoda để được tư vấn chi tiết: