Với nhu cầu tiêu dùng và công nghiệp tăng nhanh chóng, khiến khối lượng hàng hóa nhập khẩu của nước này tăng theo cấp số nhân. Các cảng của Mỹ hiện đang phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Theo dữ liệu từ National Retail Federation, các cảng của Hoa Kỳ ước tính sẽ xếp dỡ khoảng 2,37 triệu TEU trong tháng 8, trở thành cảng có sản lượng xếp dỡ cao nhất kể từ năm 2002 khi NRF bắt đầu tổng hợp dữ liệu.
Hãng tàu CMA CGM đã loại trừ các khả năng thị trường có thể ổn định lại bình thường trong năm nay, và đã đưa ra những dự báo bất ổn. Vào ngày 27 tháng 8, gã khổng lồ của Pháp cảnh báo rằng những hạn chế về công suất đối với các tàu của họ "dự kiến sẽ kéo dài cho đến nửa đầu năm 2022."
Dữ liệu NRF nói trên cho biết tổng cộng 25,9 triệu TEU nhập khẩu qua các cảng của Mỹ trong năm 2021, phá vỡ kỷ lục 22 triệu TEU của quốc gia này trong năm trước.
Với nhu cầu nhập khẩu tăng vọt như vậy, đòi hỏi phải có sự gia tăng trong luân chuyển container trên khắp nước Mỹ, và có khả năng dẫn đến tình trạng khan hiếm container trên toàn thế giới nếu không được xử lý đúng cách.
Giám đốc Điều hành Cảng Los Angeles, Gene Seroka, chỉ ra trong buổi công bố kết quả hoạt động của cảng vào tháng 7 vừa qua: “Sự tăng trưởng nhập khẩu liên tục và mạnh mẽ này đang đưa chuỗi cung ứng lên một giai đoạn phát triển mới”.
Phát biểu về tình trạng tắc nghẽn ở cảng Long Beach và Los Angeles, hãng tàu Hapag-Lloyd tuần trước cho biết, "Dữ báo tăng trưởng trong nhập khẩu do mùa cao điểm và hàng hóa được vận chuyển trước đã diễn ra, khiến hoạt động trở nên phức tạp hơn."
Ngoài ra, các báo cáo từ Trung Quốc cho thấy rằng các nhà máy vẫn mở cửa trong Tuần lễ Vàng, do đó, cùng với nhu cầu mạnh mẽ từ Mỹ, nguồn cung cũng tăng mạnh trong năm nay, làm giảm số lượng các chuyến tàu trống, góp phần giảm tắc nghẽn.
Hai yếu tố chính gây ra tắc nghẽn là sự phục hồi không lường trước được của nền kinh tế toàn cầu và thực tế là sự phục hồi đến vào thời điểm mà sự đầu tư vào chuỗi cung ứng ở mức thấp kỷ lục.
Xem thêm: