Theo một nghiên cứu mới, các hãng tàu đang tạo được lợi nhuận tốt hơn bao giờ hết, cùng với các chi phí vận hành đã giảm; trong khi các chủ hàng phải đối mặt với giá cước leo thang chưa từng thấy.
Lợi nhuận hãng tàu tăng vọt, trái ngược với Chất lượng dịch vụ ngày càng sa sút của Chủ hàng
Đánh giá hàng quý về thị trường vận tải container, được xuất bản bởi MDS Transmodal Anh và Diễn đàn chủ hàng toàn cầu (GSF), đã giám sát thị trường container và đánh giá trạng thái thị trường dựa trên 8 chỉ số: Sản lượng thương mại; Năng lực vận chuyển; Hiệu quả sử dụng; Chi phí và Doanh thu của các hãng tàu; Mức độ cạnh tranh trên thị trường; Mức độ kết nối cảng; Hiệu suất dịch vụ và Khí thải CO2.
Nghiên cứu cho thấy ba chỉ số thể hiện thách thức lớn nhất đối với các chủ hàng và công ty giao nhận hiện nay là: Sản lượng vận chuyển tăng mạnh trong Quý 3; Giá cước vận tải tăng kỷ lục và Chất lượng dịch vụ giảm do tình trạng tắc nghẽn cảng ngày một phổ biến.
- Xem thêm:
Trong đó, “Sản lượng vận chuyển toàn cầu phục hồi mạnh mẽ trong Quý 3, nhưng nhìn chung vẫn dưới mức tăng trưởng của năm 2019. Nhu cầu vận tải container giảm nhẹ so với một năm trước đây".
“Chi phí vận hành của các hãng tàu tiếp tục giảm trong Quý 3, do giá nhiên liệu giảm sâu và công suất sử dụng ngày một cao hơn. Thêm vào đó, doanh thu của các hãng tàu liên tục tăng mạnh nhờ hiệu suất sử dụng chỗ tối ưu hơn hơn và sản lượng vận chuyển tăng cao. Việc tăng giá cước vận chuyển gần đây dường như không bị thúc đẩy bởi sự gia tăng chi phí vận hành của các hãng tàu”, báo cáo kết luận.
“Khả năng dự đoán về dịch vụ đối với chủ hàng đã sụt giảm nghiêm trọng khi các tàu container liên tục phải dỡ hàng tại cảng trung gian do tắc nghẽn tại các cảng đích. Tình trạng trên đã làm trì hoãn thời gian giao hàng và thời gian khởi hành, vượt ngoài thời gian dự kiến của chủ hàng”.
Mặc dù tình trạng trên đã từng xảy ra trong quá khứ, nhất là đối với các chủ hàng và công ty giao nhận sử dụng dịch vụ vận chuyển các tuyến xuyên đại dương. Sẽ có những dấu hiệu báo trước được lấy từ ảnh hưởng của chuỗi cung ứng toàn cầu lên môi trường, chẳng hạn như lượng khí thải CO2 trên mỗi container của tuyến Châu Á-Bắc Âu suy giảm từ trước.
Theo báo cáo, lượng CO2 thải ra trung bình trên mỗi container trên tuyến Châu Á-Bắc Âu đã giảm khoảng 20% kể từ đầu năm 2016.
“Lượng khí thải đã giảm khi chính sách kép về tốc độ tàu chậm hơn và sự ra đời của các tàu container lớn đã đi vào hiệu lực. Mức giảm rõ rệt nhất trên tuyến Viễn Đông - Bắc Âu, nơi các chính sách này có tác động lớn nhất."
“Một loạt quy định mới, nhằm thay đổi thiết kế tàu và quy tắc vận hành tàu đã được Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) thống nhất vào tháng 11/2020, khả năng cao được thông qua vào tháng 6 năm 2021 để đưa vào thực hiện từ năm 2023.
Tác động của các quy định này đối với lượng khí thải trên mỗi container sẽ thúc đẩy các hãng tàu báo cáo sớm mức giảm phát khí thải do vận chuyển hàng hóa”, đánh giá nêu rõ.