Tại sao các công ty vận tải không sử dụng Trọng lượng tổng (Gross weight) hoặc khối lượng hàng hóa mà lại sử dụng Trọng lượng tính cước (chargeable weight) khi tính chi phí cước vận chuyển?
Đối với mỗi phương tiện vận tải (container, xe tải, máy bay…) đều có thể tích bị giới hạn về số lượng hàng chuyên chở (volume constraint). Một số hàng hóa nặng, nhưng lại chiếm rất ít thể tích. Trong khi những hàng khác thực sự rất nhẹ nhưng lại chiếm rất nhiều chỗ trong xe vận chuyển.
Ví dụ: Đá cẩm thạch và sợi bông.
- Trọng lượng đá cẩm thạch nặng khoảng 2500kgs/m3. Bạn có thể đóng tối đa hết tải trọng lượng toàn bộ của một container 40ft bằng 9 mét khối đá cẩm thạch. Hiệu suất đóng tải về khối lượng là 9m3 đá cẩm thạch / 67 m3 thể tích chứa của container 40ft = 13%
- Sợi thủy tinh cách nhiệt là một trong những mặt hàng nhẹ nhất trên thị trường với khối lượng khoảng 80kgs/m3. Bạn có thể đóng đầy container 40ft bằng cách xếp khoảng 5360kg sợi thủy tinh cách nhiệt. Hiệu suất tải về trọng lượng: 5360kg của trọng lượng sợi thủy tinh / 22000 kgs giới hạn tải cho container 40ft = 24%
Để tận dụng không gian trống một cách hiệu quả, ngành logistics quốc tế đã thống nhất phương thức tính cước vận tải được gọi là tính trọng lượng tính cước. Theo đó, các công ty vận tải sẽ tính trọng lượng thể tích giả định của hàng hoá để so sánh với trọng lượng thực tế thực tế của hàng hoá. Sau đó, họ chọn giá trị lớn hơn, tùy xem hoặc tổng trọng lượng thực tế hoặc trọng lượng thể tích giả thuyết lớn hơn. Giá trị được chọn gọi là trọng lượng tính cước. Hiểu là các hàng nặng sẽ tính theo trọng lượng thực (Gross weight) còn các hàng cồng kềnh tính theo trọng lượng thể tích (Volume weight).
Sau đây, Nitoda sẽ chia sẻ các bạn cách tính Chargeable cho hàng hóa vận chuyển cả 3 phương thức: hàng không, đường biển và đường bộ.
Bước 1: Tính tổng trọng lượng lô hàng
GW = Trọng lượng 1 package x Số lượng package (Kgs) |
Bước 2: Tính tổng thể tích lô hàng
V = Thể tích 1 package x Số lượng package (cbm) |
Thể tích 1 package = Dài x Rộng x Cao
Bước 3: Tính trọng lượng thể tích
VW = V x Hằng số trọng lượng thể tích |
Hằng số trọng lượng thể tích đối với lô hàng vận chuyển:
✅ Đường hàng không: 167 kgs/cbm
✅ Đường hàng biển: 1000 kgs/cbm
✅ Đường bộ: 333 kgs/cbm
Bước 4: So sánh GW và VW
So sánh GW và VW, giá trị nào lớn hơn sẽ được tính là Chargeable Weight
Hãy cùng xem cách tính Charge Weight cụ thể qua ví dụ sau:
Một lô hàng gồm 20 kiện với thông số mỗi kiện như sau
- Trọng lượng thức tế (GW): 50kg
- Kích thước mỗi kiện: 1m x 0.8m x 0.6m
B1: Tổng trọng lượng lô hàng trên:
GW = 50 x 20 = 1000 kgs
B2: Tổng thể tích lô hàng
V = 1 x 0.8 x 0.6 x 20 =9.6 cbm (m3)
🌟 Vận chuyển bằng đường hàng không AIR
B3: Trọng lượng thể tích
VW = 9.6 x 167 = 1603.2 kgs
B4: So sánh GW và VW
Nhận thấy VW > GW nên chargeable weight là 1603.2 kgs
🌟 Vận chuyển bằng đường biển SEA
B3: Trọng lượng thể tích
VW = 9.6 x 1000 = 9600 kgs
B4: So sánh GW và VW
Nhận thấy VW > GW nên chargeable weight là 9600 kgs
🌟 Vận chuyển bằng đường bộ ROAD
B3: Trọng lượng thể tích
VW = 9.6 x 333 = 3196.8 kgs
B4: So sánh GW và VW
Nhận thấy VW > GW nên chargeable weight là 3196.8 kgs
Để được tư vấn dịch vụ giao nhận và thủ tục hải quan, vui lòng liên hệ: