Khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam phải nộp những loại thuế gì?
Ban đầu hầu như mọi người đều nghĩ đối với lô hàng nhập khẩu thì sẽ chịu 1 loại thuế là thuế nhập khẩu. Cũng đúng! Về cơ bản là vậy! Tuy nhiên trên thực tế 1 lô hàng nhập khẩu có thể phải chịu nhiều loại thuế hơn thế tùy thuộc vào các chính sách thuế/ chính sách ngoại thương áp dụng đối với mặt hàng đó. Dưới đây là các loại thuế phải nộp đối với hàng hóa nhập khẩu:
✤ Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước, bảo hộ sản xuất cho các lĩnh vực sản xuất then chốt...
Thuế nhập khẩu không áp dụng chung cho tất cả các mặt hàng. Mỗi mặt hàng có một mức thuế khác nhau theo quy định của chính phủ nước nhập.
>>>>> Xem thêm chi tiết:
✨ Thuế nhập khẩu và các quy định về thuế nhập khẩu
✨ Thuế nhập khẩu áp dụng với hàng hóa ngoài hạn ngạch thuế quan
✤ Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Đây là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người đồng thời có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường và xã hội. Thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ.
Lưu ý: Đối với từng loại hàng hóa mà mức thuế suất áp dụng là khác nhau.
>>>>> Xem thêm chi tiết:
✨ Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu
✨ Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu
✤ Thuế tự vệ
Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
>>>>> Xem thêm chi tiết: Thuế tự vệ đối với hàng nhập khẩu
✤ Thuế chống trợ cấp
Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
>>>>> Xem thêm chi tiết: Thuế chống trợ cấp với hàng nhập khẩu
✤ Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
>>>>> Xem thêm chi tiết: Thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu
✤ Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
>>>>> Xem thêm chi tiết: Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu
✤ Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Hàng hóa nhập khẩu là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
>>>>> Xem thêm chi tiết: Thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu
Như vậy, bạn cần phải dự tính các loại thuế mà lô hàng phải chịu ngay từ khi lên kế hoạch nhập khẩu. Sau khi xác định các loại thuế mà lô hàng phải chịu theo hướng dẫn trên thì bạn cần xác định tiếp trị giá tính thuế và thuế suất để tính toán số tiền thuế phải nộp.